Danh mục
Trang chủ > Bệnh Trẻ em > Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi ở trẻ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh sởi là căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng. Vì thế các bậc cha mẹ cần nắm được dấu hiệu của căn bệnh này để có hướng thăm khám và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi ở trẻ

Các giảng viên đào tạo Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus ARN gây ra. Đây thực chất là một bệnh lành tính và chỉ gây ra những biến chứng trên những cơ địa đặc biệt, lây chủ yếu qua đường hô hấp, chỉ cần hắt hơi, ho sẽ đưa vi khuẩn ra ngoài và người hít phải sẽ nhiễm vi rút. Trẻ em là đối tượng hay mắc bệnh này vì sức đề kháng còn non yếu.

Thông thường, trẻ nhiễm bệnh sởi thường có thời gian ủ bệnh trong 7 – 21 ngày. Sau đó, trẻ có thể có đầy đủ các dấu hiệu của bệnh như sau:

  • Sốt cao (trên 39 độ C).
  • Đau họng, ho khan, ngạt mũi, sổ mũi
  • Đỏ mắt, cộm mắt, chảy nước mắt, sưng nề mi mắt.

Ngoài ra, những đốm koplik sẽ xuất hiện sau  2-3 ngày nhiễm bệnh. Đây là những đốm nhỏ màu trắng sẽ xuất hiện sau. Sau khoảng 3 – 5 ngày, bắt đầu cơ thể trẻ bị phát ban. Nó thường bắt đầu bằng những đốm nhỏ màu đỏ, phẳng xuất hiện ở mặt. Sau đó, các đốm này có thể lan khắp cơ thể.

Cách điều trị bệnh sởi

Cách điều trị bệnh sởi

Bệnh sởi là căn bệnh trẻ em nguy hiểm và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ là cải thiện triệu chứng, vệ sinh cá nhân và chế độ ăn:

  • Hạ sốt: Có thể sử dụng thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol.
  • Cho bé nghỉ ngơi ở trong phòng thoáng, đủ ánh sáng.
  • Vệ sinh răng miệng và cơ thể bé hàng ngày. Tuyệt đối không làm theo những tập kiêng nước, kiêng gió.
  • Cha mẹ cho bé ăn đồ ăn lỏng, dễ tiêu. Lưu ý nên tăng cường các thức ăn giàu vitamin A cho bé.
  • Sử dụng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để nhỏ mũi, mắt cho trẻ từ 3-4 lần/ngày.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ cần bổ sung đầy đủ lượng nước cho bé, bao gồm cả nước oresol hoặc nước hoa quả. Nếu trẻ bị tiêu chảy thì bổ sung nước, với trẻ bú mẹ cần cho trẻ bú với lượng nhiều hơn..

Nếu bé có các dấu hiệu bất thường như mệt li bì, sốt kéo dài, khó thở, tiêu chảy hoặc nguy hiểm hơn,… thì cha mẹ phải nhanh chóng đưa con đi khám bác sĩ. Không được tự ý sử dụng thuốc điều trị tại nhà để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn – Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Phòng tránh tác hại của chất rắn không hòa tan trong nước

Để bảo vệ sức khỏe khỏi các tác hại của chất rắn không hòa tan ...