Danh mục
Trang chủ > Bệnh Trẻ em > Cảnh báo những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi thời tiết chuyển mùa

Cảnh báo những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi thời tiết chuyển mùa

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Thời tiết thay đổi, trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tiêu hóa do hệ miễn dịch ở trẻ còn chưa phát triển hoàn chỉnh.

Bệnh thường gặp ở trẻ lúc giao mùa

Bệnh thường gặp ở trẻ lúc giao mùa

Thời tiết trong giai đoạn chuyển mùa mưa nắng thất thường cùng với độ ẩm tăng cao đang là yếu tố thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virut gây bệnh. Trẻ em là đối tượng dễ bị các tác nhân này tấn công nhất, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý những căn bệnh trẻ em thường gặp lúc giao mùa dưới đây để có biện pháp phòng tránh và điều trị hiệu quả.

Bệnh viêm đường hô hấp

Viêm đường hô hấp là căn bệnh rất hay xảy ra ở trẻ khi thời tiết chuyển mùa, các bé do hệ thống miễn dịch cơ thể còn yếu nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, sổ mũi, viêm xoang cấp…

Thông tin từ Tin tức Y Dược, trung bình người trưởng thành có thể bị viêm đường hô hấp trên khoảng 2 – 4 lần mỗi năm và con số này còn cao hơn rất nhiều đối với trẻ em.

Bệnh Cảm cúm

Khi thời tiết giao mùa, nắng mưa thất thường nên nếu hệ miễn dịch yếu sẽ dễ mắc cảm cúm. Hệ thống miễn dịch của người lớn tuổi và đặc biệt ở trẻ em thường hay suy giảm trong giai đoạn giao mùa, vì vậy virus cúm rất dễ xâm nhập và gây bệnh cho hai đối tượng này.

Biểu hiện của bệnh cúm mà người hay thấy nhất là sốt nhẹ, có thể ớn lạnh, đau đầu, chóng mặt, ho, đau họng, nghẹt mũi, chán ăn, đặc biệt là hắt hơi nhiều và chảy nước mũi trong. Bệnh nặng hay nhẹ phần nhiều là do sức đề kháng của trẻ. Nhiều trẻ có sức đề kháng tốt thì bệnh sẽ mau khỏi nhanh.

Trẻ bị viêm thanh thiệt cấp

Theo thống kê, tỉ lệ trẻ viêm thanh thiệt ở từng quốc gia khác nhau. Trung bình cứ 100.000 trẻ sẽ có 6 -14 trẻ mắc bệnh. Độ tuổi mắc bệnh thường trong khoảng 2-7 tuổi, tập trung chủ yếu ở lứa tuổi lên ba.

Bệnh do vi khuẩn Hemophilus influenzae gây ra. Triệu chứng xuất hiện đột ngột, trẻ có các triệu chứng như sốt cao; hạch cổ hai bên; miệng ứ đọng nhiều nước bọt do đau họng, nuốt vướng, nuốt khó; thay đổi giọng nói hay mất tiếng; ho khan, khó thở… Bệnh diễn tiến nhanh và nặng, nếu không được điều trị kịp thời trẻ có thể tử vong do nhiễm trùng, nhiễm độc, suy hô hấp.

Bệnh viêm phế quản

Thường thì ở độ tuổi nào cũng có thể bị mắc các bệnh về viêm phế quản. Nhưng đối với trẻ em thì tỷ lệ mắc sẽ nhiều hơn và có thể biến chứng thành bệnh trầm trọng hơn. Khi thời tiết thay đổi thì trẻ rất dễ bị viêm họng hoặc viêm mũi. Nếu như không chữa trị kịp thời và hiệu quả thì trẻ sẽ bớt năng động và hiếu động hơn.

Có rất nhiều trường hợp ban đầu trẻ mắc bệnh chỉ sổ mũi trong, ho nhẹ nhưng nếu như cha mẹ không chữa trị ngay mà để bệnh kéo dài,hay có những phương pháp điều trị không đúng sẽ khiến cho trẻ dễ bị nhiễm trùng lan rộng và ngày càng sâu hơn vào phế quản phổi, phế nang rất nguy hiểm với nhiều biểu hiện như sốt cao, ho khạc, ho đàm đặc, có màu xanh hoặc vàng, nằm li bì.

Đối với những trẻ bị viêm phế quản,việc chăm sóc trẻ nên có những lưu ý sau giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là vào ban đêm, chú ý chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhiều nước và rau tươi. 

Chú ý, tuyệt đối không để nhiệt độ cơ thể trẻ lên quá 38,5 độ. Khi con sốt cao, hãy kịp thời hạ sốt, lấy nước mát để làm dịu cơ thể và cho trẻ mặc đồ thoáng.

Viêm phế quản ở trẻ em khi thời tiết chuyển mùa

Viêm phế quản ở trẻ em khi thời tiết chuyển mùa

Bệnh Sốt virus

Biểu hiện của bệnh là trẻ bị sốt, ho kéo dài.Bệnh không có biến chứng, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ nhưng cần chăm sóc và dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Không nên cho trẻ sử dụng kháng sinh, tránh những tác dụng phụ khi dùng thuốc như rối loạn tiêu hóa, nổi ban hay kháng thuốc. Khi bị sốt virus, hãy đến khám ngay tại các cơ sở y tế để có hướng dẫn điều trị, không nên tự ý mua thuốc điều trị.

Bệnh về đường tiêu hóa

Bệnh phát sinh do điều kiện thời tiết cộng với sự sinh sôi nảy nở của côn trùng (ruồi, muỗi) và các loại vi khuẩn nên khiến thực phẩm rất dễ hư hỏng, đồng thời, lây lan các mầm bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt ngộ độc thực phẩm và tiêu chảy cấp.

Nhiễm độc thực phẩm có thời gian ủ bệnh rất ngắn, chỉ khoảng từ 30 phút đến 3 giờ sau bữa ăn. Biểu hiện chung là nôn, đau bụng từng cơn, tiêu chảy liên tục (trên 3 lần trong khoảng 4 giờ), rối loạn điện giải, đôi khi kèm theo tức ngực, khó thở…

Đối với trẻ bị tiêu chảy, cần cho trẻ đi khám bệnh để xác định nguyên nhân gây tiêu chảy và có chỉ định điều trị thích hợp, không được tự ý cho trẻ uống thuốc cầm, sẽ rất nguy hiểm.

Bệnh viêm phổi

Khí hậu hanh khô khi chuyển thu hay lạnh giá vào mùa đông, phổi rất dễ bị ảnh hưởng. Phải chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ để phòng tránh bệnh viêm phổi.

Bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc cấp do virus gây nên, dễ lây lan và có thể gây thành dịch. Bệnh có thể lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với người đau mắt đỏ khác vì bệnh có thể lây lan qua hô hấp, nước bọt, hoặc tiếp xúc với các đồ dùng của người bị bệnh.

Cách phòng tránh bệnh giao mùa cho trẻ nhỏ

Cách phòng tránh bệnh giao mùa cho trẻ nhỏ

Cách phòng tránh bệnh giao mùa cho trẻ

Trong các đợt rét, mọi người cần giữ ấm cổ, ngực, lưng, đặc biệt là 2 gan bàn chân. Chú ý giữ ấm về ban đêm, lúc đi ngủ.

Phải tiêm vắc-xin phòng bệnh theo chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ nhỏ. 

Mọi người trong vùng có nguy cơ lây theo đường hô hấp phải đeo khẩu trang, nhỏ thuốc sát trùng mũi, có dịch cúm thì tiêm vắc-xin phòng cúm, hạn chế các cuộc họp, tập hợp đông người. Nếu có bệnh dịch sốt xuất huyết và viêm não Nhật Bản phải chú ý diệt muỗi, nằm màn, diệt bọ gậy ở chum, vại, bồn, chậu chứa nước, khai thông cống rãnh, phun thuốc diệt muỗi.

Cần đảm bảo chế độ ăn uống đủ dưỡng chất, nhất là nhóm vitamin C, A, giữ môi trường sống trong sạch, khi ra ngoài, cần đeo khẩu trang, nhỏ thuốc sát trùng để tránh nguy cơ lây nhiễm qua đường hô hấp. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người đang nhiễm bệnh càng nhiều càng tốt.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Những bệnh lý ở trẻ từ 3-5 tuổi thường xuyên gặp phải

Trẻ em từ 3-5 tuổi thường gặp các bệnh lý khác nhau. Để phòng tránh, ...