Viêm tuyến nước bọt ở trẻ em là một bệnh thường gặp nhất là đối với trẻ dưới 10 tuổi. Nếu bệnh được điều trị theo đúng phương pháp sẽ không để lại di chứng.
- Y dược học Việt Nam cảnh báo bệnh tay chân miệng ở trẻ em
- Y dược học Việt Nam cảnh báo bệnh trẻ em thường gặp mùa lạnh
- Cách chăm sóc những bệnh về da cho trẻ sơ sinh
Bác sĩ tư vấn về độ tuổi mắc viêm tuyến nước bọt ở trẻ em
Câu hỏi đến từ một vị độc giả có nội dung như sau:
Hỏi: Tôi nghe nói trên tin tức y tế mới nhất vào mùa lạnh trẻ bị viêm tuyến nước bọt và bệnh này thường gây nhiều biến chứng nặng cho trẻ. Vậy bác sĩ có thể cho biết làm cách nào để phòng tránh và điều trị cho trẻ.
Viêm tuyến nước bọt ở trẻ em sẽ rất nguy hiểm nếu không chữa trị
Trả lời của bác sỹ bệnh viện nhi khoa:
Bệnh do virút có tên khoa học là Paramyxovirút gây nên, bệnh chỉ xuất hiện ở người, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhất là trẻ từ 6 – 10 tuổi. Bệnh thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, đặc biệt là là thời gian giáp Tết. Bệnh xuất hiện ở những nơi đông người như: nhà trẻ, trường học,… Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Bệnh có thể lây cho người tiếp xúc ở một tuần trước khi tuyến mang tai sưng và kéo dài 2 tuần sau khi thấy sưng to hai bên tuyến nước bọt.
Triệu chứng của bệnh viêm tuyến nước bọt ở trẻ em
Về triệu chứng viêm tuyến nước bọt ở trẻ em, sau thời gian ủ bệnh từ 15 – 21 ngày, virus phát triển ở niêm mạc miệng, sau đó xâm nhập vào máu gây viêm các cơ quan. Viêm tuyến mang tai là thể điển hình nhất. Trẻ sốt 38 – 39oC, nhức đầu, mệt mỏi, ăn ngủ kém. Viêm và sưng tuyến mang tai, da căng phồng lên, không đỏ, đau, miệng khô và khó nuốt. Thường 4 – 5 ngày sau thì hết sốt, sưng đau giảm dần và khỏi.
Bệnh viêm tuyến nước bọt ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. Có thể có các biến chứng sau viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, biến chứng này thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai thì xuất hiện tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thừng, tình trạng viêm và sốt có thể kéo dài, có khoảng 1/3 trường hợp dẫn đến teo tinh hoàn và có thể dẫn đến tình trạng vô sinh sau này.
Cách điều trị viêm tuyến nước bọt ở trẻ em hiệu quả
Về điều trị, hiện nay bệnh viêm tuyến nước bọt ở trẻ em chưa có thuốc đặc trị, mà chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng đỡ cơ thể. Nằm nghỉ tuyệt khi có sưng tinh hoàn. Cần cách ly bệnh nhân ít nhất 10 – 15 ngày từ khi phát hiện bệnh. Vệ sinh răng miệng, ăn lỏng, giảm đau và hạ sốt bằng paracetamol. Trường hợp viêm tinh hoàn, cần mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm bớt đau đớn cho trẻ bị viêm tuyến nước bọt và dùng corticoid liều cao ngay từ đầu, thường dùng prednisolon 60mg/ngày, sau đó giảm dần trong 7 – 10 ngày.
Cần điều trị viêm tuyến nước bọt ở trẻ em theo đúng phương pháp
Thời gian cách ly bệnh trẻ em trong khoảng 10 ngày kể từ khi bắt đầu sưng tuyến nước bọt. Ngày nay thường được tiêm phòng để tạo miễn dịch chủ động như dùng vắc-xin Trimovax hay MMR, vắc-xin không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi. Không tiêm cho phụ nữ có thai, người bị dị ứng với vắc-xin, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch như: corticoid, thuốc điều trị ung thư, người đang điều trị với tia phóng xạ…
Lưu ý đối với những trẻ mắc bệnh viêm tuyến nước bọt
Ngoài việc đưa trẻ bị viêm tuyến nước bọt đến cơ quan y tế để kiểm tra thường xuyên, cha mẹ cần lưu ý:
• Cần cho trẻ một chế độ ngủ nghỉ hợp lý: không cho trẻ hoạt động nhiều, đặc biệt trong trường hợp trẻ sưng tinh hoàn thì trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.
• Chế độ dinh dưỡng: không kiêng cữ, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng
• Nếu trẻ sốt hoặc quá đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt.
• Cho trẻ uống nhiều nước
• Vệ sinh cá nhân và tẩy uế sát trùng các chất dịch tiết ra.
Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn