Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Cảnh báo biến chứng nguy hiểm của bệnh đau thần kinh tọa

Cảnh báo biến chứng nguy hiểm của bệnh đau thần kinh tọa

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Đau thần kinh tọa là một dạng bệnh thường gặp hiện nay, gây ra những cơn đau nhức rất khó chịu ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng sức khỏe của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh đau thần kinh tọa

 Nguyên nhân gây bệnh đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa không chỉ đơn giản là một cơn đau bình thường khi làm việc nặng hay sai tư thế, mà nó là một căn bệnh có tác động xấu đối với sức khỏe của người bệnh, nếu không sớm điều trị căn bệnh này có thể gây suy giảm khả năng lao động thậm chí là bại liệt.

Nguyên nhân gây ra bệnh đau thần kinh tọa

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau thần kinh tọa như: Mang vác, lao động nặng ở tư thế sai, gò bó, rung xóc, chấn thương, các động tác thay đổi tư thế đột ngột làm tổn thương ở cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh.

Nguyên nhân do chấn thương trực tiếp vào dây thần kinh tọa như bệnh thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. gãy xương cột sống thắt lưng, gãy xương chậu, do tiêm trực tiếp vào dây thần kinh tọa hay do tiêm thuốc thuốc dạng dầu ở mông lan tới dây thần kinh toạ, phẫu thuật áp-xe mông.

Các khối u: màng tủy, đốt sống, u thần kinh, u di căn từ các ung thư biểu mô tuyến tiền liệt, vú, phổi, thận, đường tiêu hoá, bệnh đa u tủy xương, u lympho.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh đau thần kinh tọa

Bệnh đau dây thần kinh tọa nếu không điều trị sớm sẽ chuyển nặng và có thể dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe như:

Giảm khả năng vận động, liệt: đây là dạng biến chứng nặng nề nhất mà bệnh đau thần kinh tọa gây ra, các vùng như cơ bắp chân, cơ mông và đùi bị teo sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận động, người bệnh sẽ dần mất đi độ linh hoạt khi cử động ngón chân, mũi chân hay gót chân, cảm thấy chân bị tê bì, khó kiểm soát được khả năng vận động của đôi chân, khiến bại liệt.

Tổn thương xương khớp, cột sống: Bệnh đau thần kinh tọa là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về xương khớp, khiến cho người bệnh bị vẹo cột sống, mất đường cong sinh lý, cơ cứng cơ quanh cột sống. Xương chậu bị lệch về một bên, thân người gập trước khiến người bệnh đi đứng khập khiễng, khó thực hiện các động tác nghiêng người, cúi gập người.

Gây rối loạn thần kinh thực vật: Nhiều người bệnh đau thần kinh tọa gặp phải những bất thường về phản xạ như bài tiết mồ hôi, phản xạ vận mạch… Nguy hiểm nhất là hội chứng chùm đuôi ngựa gây ra những rối loạn về đại tiểu tiện như bí tiểu, tiểu không tự chủ, táo bón…

Ngoài ra tần suất xuất hiện những cơn đau sẽ ngày càng nhiều, hạn chế khả năng vận động cũng như lao động. Các cơn đau xuất hiện liên tục kéo dài gây cho người bệnh mất ngủ, mệt mỏi, dễ cáu gắt, chất lượng cuộc sống suy giảm nghiêm trọng.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh đau thần kinh tọa

Biến chứng nguy hiểm của bệnh đau thần kinh tọa

Biện pháp phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa

Bệnh đau thần kinh tọa là căn bệnh người già thường gặp phải nhất, do đó để phòng ngừa biến chứng đau dây thần kinh tọa hiệu quả, ngay ở độ tuổi 30 mọi người nên thường xuyên kiểm tra mật độ xương nhằm phát hiện và điều trị loãng xương gây thoái hóa khớp.

Khi mang vác vật nặng cần thực hiện đúng tư thế, tốt nhất là gọi sự hỗ trợ để tránh gây tổn thương xương khớp.

Nếu phát hiện ra bản thân bị các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là vùng cột sống thì cần phải điều trị càng sớm càng tốt, thường xuyên tập thể dục thể thao giúp khí huyết lưu thông, làm cho xương khớp được hoạt động linh hoạt hơn.

Tránh vận động mạnh như xoay người đột ngột, chạy nhảy, cúi gập người…

Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng và hợp lí, tăng cường ăn các thực phẩm nhiều canxi và giàu omega như sữa , tôm, cá ngừ, cá hồi…bổ sung vitamin D giúp cho xương chắc khỏe.

Việc điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả phải kết hợp các phương pháp nội khoa, đông y, tây y, tâm lý, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. nghỉ ngơi tuyệt đối. Áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, kéo giãn cột sống, nắn cột sống, thể dục trị liệu, chiếu tia hồng ngoại, sóng ngắn, đắp sáp nến, có thể dùng liệu pháp tắm bùn, đắp bùn, tắm nhiệt, tắm suối khoáng…

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người bệnh dị ứng lúa mì

Dị ứng lúa mì là một tình trạng khi hệ thống miễn dịch của cơ ...