Danh mục
Trang chủ > Bệnh Trẻ em > Cẩn trọng với biến chứng bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

Cẩn trọng với biến chứng bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh chân tay miệng ở trẻ có thể để lại biến chứng nguy hiểm nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời. Vì thế khi thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh, các bậc cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

Cẩn trọng với biến chứng bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

Cẩn trọng với biến chứng bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh chân tay miệng là bệnh trẻ em thường mắc phải, hiện nay bệnh có nguy cơ tăng cao tại nhiều tỉnh thành. Đây là bệnh có thể lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc phải virus gây bệnh. Virus có thể phát tán từ cơ thể người bệnh ra môi trường qua đường phân, các nốt phỏng nước hoặc dịch tiết từ đường hô hấp.

Khác với các căn bệnh truyền nhiễm khác, trẻ không thể tự tạo ra miễn dịch đối với tay – chân – miệng do cơ thể có thể mắc nhiều loại virus khác nhau qua mỗi năm. Hiện nay, bệnh này dễ lây lan với tốc độ rất nhanh nhưng chưa có vaccine và thuốc đặc trị. Tùy vào mức độ cũng như thể trạng của trẻ mà bệnh có thể gây ra các biến chứng khác nhau. Điển hình như biến chứng về thần kinh, tổn thương ở thân não dẫn đến liệt, bại não… Bệnh sẽ có những di chứng về vấn đề hô hấp như: Khó thở, tổn thương trung tâm hô hấp, yếu cơ và liệt cơ. Với những biến chứng nặng hơn, bệnh nhân còn bị tổn thương đa cơ quan, trong đó có tổn thương và phù phổi dẫn đến suy hô hấp, thậm chí tử vong.

Để độc giả có thể hiểu rõ hơn, Cô Lâm Nhung – Giảng viên đào tạo Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chi sẻ về 4 mức độ của bệnh như sau:

  • Độ 1, thể nhẹ trẻ chỉ gây loét miệng hoặc tổn thương da.
  • Độ 2, bệnh bắt đầu có biến chứng trên thần kinh và biến chứng tim mạch nhẹ. Trẻ thường xuất hiện các nhóm dấu hiệu: Giật mình dưới 2 lần/30 phút, sốt trên 2 ngày hoặc sốt trên 39 độ C kèm theo nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ hoặc ngủ gà, nhịp tim nhanh, sốt cao ≥ 39 độ C không đáp ứng với thuốc hạ sốt…
  • Độ 3, biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp nặng.
  • Độ 4, xuất hiện triệu chứng sốc, phù phổi cấp, tím tái, ngưng thở, thở nấc…

Thông thường, ở mức độ 1 có thể chăm sóc tại nhà, tuy nhiên, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay khi có sốt hoặc phát ban để các bác sĩ đánh giá toàn diện và quyết định trẻ đang ở mức độ nào và có hướng xử trí phù hợp, mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc Tây y cho bé.

Phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ như thế nào?

Phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ như thế nào?

Để phòng tránh bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ các bậc cha mẹ cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà bông dưới vòi nước chảy nhất là trước khi cho ăn uống, cho trẻ ăn, chế biến thức ăn, trước khi bế trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi làm vệ sinh và thay tã cho trẻ.
  • Ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín, uống sôi.
  • Đảm bảo các vật dụng ăn uống phải được rửa sạch sẽ, tốt nhất nên ngâm bằng nước sôi trước khi sử dụng.
  • Đảm bảo nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Không nhai, mớm thức ăn cho trẻ.
  • Không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi.
  • Không để trẻ dùng chung khăn tay, khăn giấy, các vật dụng ăn uống như cốc, chén, thìa, đĩa, bát, đồ chơi…
  • Thường xuyên vệ sinh bề mặt các vật dụng tiếp xúc hàng ngày như dụng cụ học tập, đồ chơi, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, sàn nhà, mặt bàn/ghế…bằng các chất tẩy rửa thông thường.
  • Cách ly trẻ với những người đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ bị tay chân miệng.
  • Trong 10 – 14 ngày đầu khi nhiễm miệng, cha mẹ cần cách ly trẻ tại nhà, không để trẻ đến trường học hay những nơi đông người.

Bệnh chân tay miệng sẽ không để lại di chứng nếu như các bậc cha mẹ biết cách chăm sóc và đưa trẻ đến các trung tâm y tế kịp thời. Do đó, ngay khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và xử lý.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn – Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Những bệnh lý ở trẻ từ 3-5 tuổi thường xuyên gặp phải

Trẻ em từ 3-5 tuổi thường gặp các bệnh lý khác nhau. Để phòng tránh, ...