Danh mục
Trang chủ > Tây Y > Cách chuẩn đoán và phân biệt Đái tháo đường

Cách chuẩn đoán và phân biệt Đái tháo đường

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Y Dược học Việt Nam cho biết, đái tháo đường là một bệnh rối loạn mạn tính có những biểu hiện tăng glucose máu, kết hợp với những bất thường về chuyển hoá carbohydrat, lipid và protein, bệnh luôn gắn liền với xu hướng phát triển các bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch do hậu quả của xơ vữa động mạch.

Cách chuẩn đoán và phân biệt Đái tháo đường

Cách chuẩn đoán và phân biệt Đái tháo đường

I, Nguyên nhân – Cơ chế sinh bệnh đái tháo đường

1. Nguyên nhân

– Đặc điểm quan trọng nhất trong sinh lý bệnh của đái tháo đường typ 2 là có sự tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường.

– Yếu tố di truyền.

– Yếu tố môi trường: là nhóm các yếu tố có thể can thiệp để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh. Các yếu tố đó là:

– Sự thay đổi lối sống: giảm các hoạt động thể lực; thay đổi chế độ ăn uống theo hướng tăng tinh bột, giảm chất xơ gây dư thừa năng lượng.

– Chất lượng thực phẩm: ăn nhiều các loại carbohydrat hấp thu nhanh (đường tinh chất, bánh ngọt, kẹo…), chất béo bão hòa, chất béo trans…

– Các stress về tâm lý.

– Tuổi thọ ngày càng tăng, nguy cơ mắc bệnh càng cao: Đây là yếu tố không thể can thiệp được.

2. Cơ chế bệnh sinh

Suy giảm chức năng tế bào beta và kháng insulin: Tình trạng thừa cân, béo phì, ít hoạt động thể lực, là những đặc điểm thường thấy ở người đái tháo đường typ 2 có kháng insulin. Tăng insulin máu, kháng insulin còn gặp ở người tiền đái tháo đường, tăng huyết áp vô căn, người mắc hội chứng chuyển hóa v.v…Người đái tháo đường typ 2 bên cạnh kháng insulin còn có thiếu insulin- đặc biệt khi lượng glucose huyết tương khi đói trên 10,0 mmol/L.

3. Biến chứng của bệnh

Đặc điểm các biến chứng của bệnh đái tháo đường typ 2 là gắn liền với quá trình phát sinh và phát triển của bệnh. Vì thế ngay tại thời điểm phát hiện bệnh trên lâm sàng người thày thuốc đã phải tìm các biến chứng của bệnh.

Chuẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường

Chuẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường

II, Chẩn đoán và phân loại bệnh tháo đường

1. Chẩn đoán

1.1. Chẩn đoán xác định đái tháo đường

– Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường – WHO; IDF – 2012, dựa vào một trong các tiêu chí:

– Mức glucose huyết tương lúc đói ≥7,0mmol/l (≥126mg/dl). Hoặc:

– Mức glucose huyết tương ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống. Hoặc:

– HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol theo Liên đoàn Sinh hóa Lâm sàng Quốc tế- IFCC). Hoặc:

– Có các triệu chứng của đái tháo đường (lâm sàng); mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl).

Những điểm cần lưu ý:

– Nếu chẩn đoán dựa vào glucose huyết tương lúc đói và/hoặc nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống, thì phải làm hai lần vào hai ngày khác nhau.

– Có những trường hợp được chẩn đoán là đái tháo đường nhưng lại có glucose huyết tương lúc đói bình thường. Trường hợp này phải ghi rõ chẩn đoán bằng phương pháp nào. Ví dụ “Đái tháo đường typ 2- Phương pháp tăng glucose máu bằng đường uống”.

1.2. Chẩn đoán tiền đái tháo đường (Prediabetes)

Rối loạn dung nạp glucose (IGT): nếu glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose máu bằng đường uống từ 7,8mmol/l (140mg/dl) đến 11,0 mmol/l (200mg/dl).

Rối loạn glucose máu lúc đói (IFG): nếu glucose huyết tương lúc đói (sau ăn 8 giờ) từ 5,6 mmol/l (100mg/dl) đến 6,9 mmol/l (125mg/dl); và glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ của nghiệm pháp dung nạp glucose máu dưới 7,8mmol/l (< 140 mg/dl).

Mức HbA1c từ 5,6% đến 6,4%.

2. Phân loại tóm tắt (Phân loại đơn giản)

2.1. Đái tháo đường typ 1

Là hậu quả của quá trình huỷ hoại các tế bào beta của đảo tuỵ. Do đó, Tây Y khuyên cần phải sử dụng insulin ngoại lai để duy trì chuyển hoá, ngăn ngừa tình trạng nhiễm toan ceton có thể gây hôn mê và tử vong.

2.2. Đái tháo đường typ 2

2.3. Các thể đặc biệt khác

– Khiếm khuyết chức năng tế bào beta, giảm hoạt tính của insulin do gen.

– Bệnh lý của tuỵ ngoại tiết.

– Do các bệnh nội tiết khác.

– Nguyên nhân do thuốc hoặc hoá chất khác.

– Nguyên nhân do nhiễm trùng

– Các thể ít gặp, các bệnh nhiễm sắc thể…

Có thể bạn quan tâm

Cơ chế hoạt động của thuốc ức chế miễn dịch là gì?

Thuốc ức chế miễn dịch sử dụng để ức chế hoặc giảm bớt hoạt động ...