Danh mục
Trang chủ > Bệnh Trẻ em > Cách chăm sóc những bệnh về da cho trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc những bệnh về da cho trẻ sơ sinh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 4,33 out of 5)
Loading...

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì mẹ cũng nên lưu ý những chú ý cần thiết để bảo vệ làn da mỏng manh cho trẻ sơ sinh.

Làn da của trẻ luôn là đối tượng được cha mẹ nâng niu mỗi ngày. So với người lớn thì da trẻ sơ sinh chỉ mỏng bằng 1/5, lại thêm hệ miễn dịch yếu nên trẻ sơ sinh rất hay mắc các bệnh về da. Chính vì vậy mà các bác sĩ lưu ý chị em trước khi chăm sóc trẻ cần bổ sung cho mình thêm những kiến thức về sức khỏe làm đẹp da cho trẻ, để tránh cho trẻ mắc những bệnh về da sau:

Hăm

Có tới 30% trẻ em từ 0-24 tháng tuổi bị hăm, nguyên nhân là do làn da mỏng manh của trẻ bị thiếu lớp màng bảo vệ nên rất dễ bị kích ứng da nếu tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân gây dị ứng.

Đóng bỉm quá lâu cũng là nguyên nhân gây ra hăm ở trẻ sơ sinh

Đóng bỉm quá lâu cũng là nguyên nhân gây ra hăm ở trẻ sơ sinh

Hơn nữa nếu việc tiếp xúc với môi trường ẩm ướt quá lâu tại khu vực đóng bỉm cũng chính là nguyên nhân gây ra những vết hăm này cho trẻ. Do vậy mà để tránh hiện tượng bị hăm cho trẻ thì các chuyên gia khuyên các bà mẹ nên tìm cách phòng ngừa cho trẻ như:

  • Thường xuyên thay tã cho trẻ.
  • Giữ vùng da mặc tã luôn khô thoáng.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm dễ gây kích ứng da cho trẻ, nhất là ở những chỗ mặc tã.
  • Khi trẻ bị hăm thì nên bôi thuố mỡ hoặc kem chứa nhiều oxit kẽm lên vùng da bị hăm cho trẻ.

Rôm sẩy cho trẻ

Do da trẻ sơ sinh chưa thể điều chỉnh được nhiệt độ nên khi tiếp xúc với thời tiết nóng hoặc ấm trẻ rất dễ bị nổi rôm ở những vùng da nhạy cảm hay ra mồ hồi như: đầu, ngực, xương sống lưng, mặt,… Tuy rôm không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng khi bé bị rôm sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ dẫn đến biếng ăn, khó ngủ.

Những vùng da nhạy cảm hay ra mồ hồi dễ xảy ra rôm sẩy ở trẻ

Những vùng da nhạy cảm hay ra mồ hồi dễ xảy ra rôm sẩy ở trẻ

Vì vậy để tránh để con bị rôm sẩy thì các mẹ lư ý tránh để mồ hôi động lại trên da của trẻ trong thời gian dài, thường xuyên lau mồ hôi hoặc cho trẻ mặc quấn áo thoáng mắt. Tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước mát và tránh làm xước vùng bị nổi rôm.

Mụn trứng cá ở trẻ

Mụn trứng cá ở trẻ nghe có vẻ xa lạ nhưng đây lại chính là một bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ sơ sinh. Mụn có thể xuất hiện ở 2 bên má, trán, cằm hoặc vùng lưng của trẻ.

Mụn có thể xuất hiện ở 2 bên má, trán, cằm hoặc vùng lưng của trẻ.

Mụn có thể xuất hiện ở 2 bên má, trán, cằm hoặc vùng lưng của trẻ.

Mụn trứng cá ở trẻ có thể biến mất sau vài ngày nhưng nếu mụn kéo dài thì cần cho trẻ đi khám ngay, cha mẹ lưu ý tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc trị mụn cho trẻ mà không được sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chàm eczema

Chàm eczema là tình trạng viêm da mãn tính ở trẻ. Trẻ bị chàm eczema sẽ bị đỏ, khô bong vẩy và ngứa và có thể phát triển thành bệnh hen suyễn. Chàm eczema thường xảy ra ở mặt, trán hoặc da đầu của trẻ.

Theo Y Dược học Việt Nam, để tránh những tác nhân gây kích ứng da thì cha mẹ cần thường xuyên giữ ẩm và sử dụng thuốc để làm giảm tình trạng viêm nhiễm khi cần thiết.

Chàm eczema thường xảy ra ở mặt, trán hoặc da đầu của trẻ

Chàm eczema thường xảy ra ở mặt, trán hoặc da đầu của trẻ

Lác sữa

Khi mới bắt đầu, lác sữa chỉ là những mụn đỏ li ti sau đó xuất hiện các mụn nước. Với trường hợp nặng hơn có thể da trẻ sẽ bị nứt, rỉ nước và đóng vẩy. Các bác sĩ cho biết bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Để tránh tình trạng lác sữa cho trẻ thì các mẹ nên:

  • Dùng dung dịch vệ sinh da để tắm cho trẻ mỗi ngày.
  • Sau khi ăn thì dùng khăn sạch để vệ sinh mặt và cổ cho trẻ.
  • Không nên cho trẻ tiếp xúc với những thực phẩm có thể có thể gây dị ứng da.

Viêm da do vi khuẩn

Hiện nay có tới 50% trẻ sơ sinh mắc các bệnh viêm da, nhất là giai đoạn khi trẻ từ 6-9 tháng. Dấu hiệu viêm da mà thường gặp ở trẻ là : da nổi đỏ vùng quấn tã, bộ phận sinh dục có mùi hôi khó chịu, nếu để lâu thì càng loét đỏ, chảy máu và có thể chảy mủ,…

 Để trẻ không bị viêm da thì các mẹ nên:

  • Vệ sinh da bé hàng ngày sạch sẽ bằng cách dùng sữa tắm diệt khuẩn hoặc các mẹ cũng có thể dùng nước trà xanh để tắm cho trẻ.
  • Giữ vùng da quấn tã luôn sạch sẽ và khô thoáng, lưu ý là thường xuyên thay tã cho trẻ.
  • Cho trẻ uống thuốc kháng sinh và thoa thuốc cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ.

Trên đây là những bệnh về da hay gặp ở bệnh trẻ em mà các bác sĩ lưu ý cho các mẹ để có biện pháp phòng ngừa cũng như là điều trị kịp thời khi trẻ gặp phải.

Hiền –  Yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Những bệnh lý ở trẻ từ 3-5 tuổi thường xuyên gặp phải

Trẻ em từ 3-5 tuổi thường gặp các bệnh lý khác nhau. Để phòng tránh, ...