Người cao tuổi có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy giảm nên khi thời tiết thay đổi rất dễ bị nhiễm Bệnh người già vi khuẩn, virut… nhất là vào mùa lạnh. Vì vậy, cần có các biện pháp tích cực nhằm bảo vệ sức khỏe và phòng tránh những Bệnh người cao tuổi dễ mắc khi trời lạnh.
Viêm phổi
Viêm phổi ở NCT khác với người trẻ tuổi, nhiều trường hợp chỉ viêm họng, mũi cũng rất dễ dẫn đến viêm phổi. Một số trường hợp NCT mắc một số bệnh mạn tính đường hô hấp (bệnh giãn phế quản, khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc hen suyễn), sức đề kháng của cơ thể giảm xuống thì bệnh bùng phát thành bệnh viêm phổi cấp tính.
Khi bị viêm phổi, nhiều trường hợp người bệnh không sốt cao, thậm chí không sốt, nhất là NCT có tuổi cao, sức yếu, lú lẫn, ít vận động… Tuy nhiên, có một số triệu chứng điển hình như thở nhanh nông, đôi khi có thở rít, cánh mũi phập phồng, ho đờm lỏng hoặc đặc quánh. Tức ngực và khó thở nhẹ là triệu chứng thường gặp. Người bệnh thường có dấu hiệu mất nước.
Viêm đường hô hấp
Bệnh đường hô hấp (ho, rát họng, chảy nước mũi, viêm phế quản, giãn phế quản, khí phế thũng), nhất là bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là mối đe dọa đến tính mạng người bệnh mỗi khi đông đến, rét đậm, lạnh, mưa. Đối với NCT có sức yếu, lú lẫn, nằm lâu ngày, khi lạnh bị viêm phế quản, viêm phổi cấp tính thì thân nhiệt thường không tăng cao nên dễ nhầm là bệnh nhẹ ít được quan tâm. Do đó, khi bệnh đã nặng gây không ít khó khăn cho việc điều trị. Thêm vào đó, do trời lạnh, một số người nghiện thuốc lá, thuốc lào thường hút tăng lên cho đỡ rét thì bệnh lại càng tăng nặng. Ngoài ra, môi trường ô nhiễm, nhiều bụi, khói của bếp than, bếp củi, bếp dầu, nhà ở chật chội, đóng kín các cửa (do lạnh) cũng là những yếu tố thuận lợi cho bệnh hô hấp phát triển, đặc biệt ở người cao tuổi.
Chứng tê nhức chân tay
Chứng tê nhức chân tay ở NCT là do tuổi cao, hệ cơ khớp xương dần lão hóa, hoạt động của các bộ phận trong cơ thể suy giảm, các khớp không tiết đủ các chất nhờn bôi trơn cho vận động. Ngoài ra, các bệnh lý mạn tính thường gặp ở NCT như đái tháo đường, mỡ máu cao, tăng huyết áp… khiến cho máu kém lưu thông và gây biến chứng tổn thương thần kinh cũng là những nguyên nhân gây ra chứng tê nhức chân tay.
Đột quỵ não
Ở NCT, hệ mạch giảm độ đàn hồi, thường xảy ra xơ cứng mạch máu, kèm theo bệnh tăng huyết áp khi tuổi xế chiều là yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh mạch máu não như bệnh đột qụy não. Thời điểm dễ xảy ra trong ngày là chiều tối và đêm. Người bệnh đột nhiên choáng váng, giảm ý thức, bại yếu một bên cơ thể người. Trong các trường hợp nặng, người bệnh qụy ngã đột ngột và bất tỉnh.
Phòng bệnh chuyên khoa thường gặp cho người cao tuổi vào mùa đông
Để phòng bệnh mùa lạnh thì NCT cần mặc đủ ấm, ngủ ấm, tránh gió lùa, nên hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm, nếu cần thiết ra khỏi nhà phải mặc quần áo thật ấm, đi tất, găng tay, cổ quàng khăn ấm, đeo khẩu trang và nên đội mũ len. Có thể tập thể dục hoặc đi lại, vận động thân thể ở trong nhà, không nên ra khỏi nhà khi thời tiết còn lạnh giá.
Ở trong phòng có thể sưởi ấm tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Ở miền núi và nông thôn có thể dùng than củi nhưng phải sưởi ở phòng thoáng gió tránh ứ đọng khói, khí độc và với gia đình có điều kiện thì nên dùng lò sưởi điện hoặc điều hòa. Ở thành thị nếu có điều kiện thì sưởi bằng lò sưởi, quạt sưởi điện hoặc bằng điều hòa nhiệt độ, tránh dùng than tổ ong để sưởi rất dễ bị ngộ độc bởi khí CO.
Nên tắm, rửa bằng nước nóng trong buồng tắm kín gió; tắm xong phải lau khô người và nhanh chóng mặc quần áo thật ấm. Những ngày nhiệt độ giảm xuống thấp nên hạn chế tắm, chỉ nên lau người và rửa tay, chân bằng nước ấm. Cần vệ sinh họng, miệng sạch sẽ, thường xuyên; súc họng bằng nước muối sinh lý.
Người bị bệnh tăng huyết áp cần hết sức tránh lạnh đột ngột, nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm. Thường tai biến đột quỵ, nhồi máu cơ tim dễ xảy ra khi cơ thể bị lạnh đột ngột. Vì vậy, khi tỉnh giấc nên nằm yên, thở đều khoảng 5 phút sau đó mới bỏ chăn ra và ngồi dậy từ từ. Ngay lúc đó cần mặc ấm và chưa nên ra khỏi nhà vội. Cần bỏ thuốc lá, thuốc lào, nhất là những người cao tuổi đã bị các bệnh mạn tính như viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm xoang, bệnh về tim mạch. Cần ăn, uống đủ nóng và tránh dùng các loại có tính chất kích thích như rượu, bia, cà phê.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn