Danh mục
Trang chủ > Đông Y > Bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh từ chua me đất hoa vàng

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh từ chua me đất hoa vàng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trong Y học cổ truyền chua me đất hoa vàng có vị chua và tính mát. Được sử dụng giải nhiệt, tiêu viêm, kháng sinh, làm hạ huyết áp và lợi tiêu hóa.

Chua me đất hoa vàng là gì?

Theo chuyên gia Trường THPT Sài Gòn Chua me đất hoa vàng còn có tên khác là tạc tương thảo, toan tương thảo, ba chìa, tam diệp toan… Là cây thảo, sống nhiều năm, mọc bò sát đất. Thân mảnh, thường có màu đỏ nhạt, hơi có lông. Lá có cuống dài mang 3 lá chét mỏng hình tim. Hoa mọc thành tán gồm 2-3 hoa, có khi 4 hoa màu vàng. Quả nang thuôn dài, khi chín mở bằng 5 van, tung hạt đi xa. Hạt hình trứng, màu nâu thẫm, dẹt, có bướu.

Cây mọc hoang khắp nơi, thường ở chỗ đất ẩm mát trong vườn, ở bờ ruộng và các bãi đất hoang. Nhân dân thường dùng cây tươi làm rau ăn và làm thuốc, ít khi phơi khô.

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh từ chua me đất hoa vàng

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Chua me đất hoa vàng 30g, hạ khô thảo 10g, cúc hoa vàng 15g, sắc uống ngày 1 lần.

Sốt cao, trằn trọc, khát nước: Dùng chua me đất hoa vàng một nắm giã nát, cho thêm nước vào vắt lấy nước cốt uống.

Chữa ho gà: Lá chua me đất hoa vàng 10g, rễ chanh 12g, lá hẹ 8g, lá xương sông 8g, hạt mướp đắng 5g, phèn phi 2g, sắc lấy nước đặc, thêm đường uống.

Trị viêm họng, họng sưng đau: Chua me đất hoa vàng 50g, muối 2g, hai thứ nhai nuốt từ từ.

Rau má

Ho do thử nhiệt: Chua me đất hoa vàng  40g, rau má 40g, lá xương sông 20g, cỏ gà 20g. Các vị thuốc đều dùng tươi, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước, thêm 1 thìa đường, đun sôi lại, chia 3 lần uống trong ngày.

Hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da: Chua me đất hoa vàng 30g, sắc lấy nước chia vài lần uống trong ngày. Hoặc: Chua me đất 30g, thịt lợn nạc 30g, nấu thành canh, ăn cả nước lẫn cái.

Chấn thương, bị ngã sưng đau: Chua me đất hoa vàng một nắm to, chưng nóng rồi xoa bóp vào chỗ bị thương.

Đại, tiểu tiện không thông: Chua me đất hoa vàng, mã đề, mỗi thứ một nắm (khoảng 20g), rửa sạch, thêm chút đường, giã nát, vắt lấy một chén nước cốt uống.

Lưu ý: Theo trang Y Dược học Việt Nam trong thân và lá chua me đất có axit oxalic và nhất là oxalat kali với hàm lượng cao có thể tạo ra sỏi oxalat trong bàng quang mà sinh bệnh sỏi. Do đó, những người đã bị sỏi thận không nên dùng. Cần thận trọng với phụ nữ có thai.

Có thể bạn quan tâm

Dược liệu Tứn khửn có công dụng như thế nào với nam giới?

Dược liệu Tứn khửn, còn được biết đến với tên gọi là “thần dược” của ...