Danh mục
Trang chủ > Đông Y > Bài thuốc Đông Y giải cảm hạ sốt từ rau tần

Bài thuốc Đông Y giải cảm hạ sốt từ rau tần

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Rau tần theo Đông Y còn gọi là tần dày lá, húng chanh… thường được trồng trong vườn làm gia vị. Trong Đông Y húng chanh còn là một vị thuốc quý có công dụng: giải cảm, hạ sốt…

Dược học cổ truyền bài thuốc giải cảm hạ sốt từ rau tần

Dược học cổ truyền bài thuốc giải cảm hạ sốt từ rau tần

– Cảm, ho, đau đầu, đau vai gáy, chảy mũi nước, miệng đắng, sốt… và không ra mồ hôi: lá rau tần tươi khoảng 50g, rửa sạch băm nhỏ, cho rượu trắng vào vừa xắp, trộn đều đậy kín. Nấu nồi nước xông cho thật sôi (có thể cho thêm các loại lá cây có hương thơm như: chanh, sả…), khi nước sôi cho bát rau tần vào, đậy kín nắp nồi, nấu lại độ 5 phút (nước sôi lại) đem cho người bệnh xông. Khi xông phải phủ mền kín, lau mồ hôi thật sạch và thay áo quần; chỉ dùng cho người lớn, không dùng cho trẻ em.

– Khi trẻ sốt cao do bị cảm nắng hay nhiễm nước: Y Dược học Việt Nam khuyên nên lấy lá rau tần tươi giã nát cho vào một tí muối và một ít nước sôi để nguội, vắt lấy nước cho trẻ uống khoảng 1 muỗng cà phê. Bã để nguyên hoặc cho vào ít giấm hay rượu thoa khắp mình trẻ.

– Ho lâu ngày, lỵ ra máu: bài thuốc Đông y này được sử dụng như sau lá rau tần tươi 20-40g rửa sạch xắt nhỏ; trứng gà 1-2 quả, đập lấy lòng đỏ. Cho 2 thứ vào bát trộn đều chưng cách thủy. Người lớn ăn 2 lần trong ngày, trẻ em tùy tuổi chia cho ăn nhiều lần trong ngày.

Lòng đỏ trứng gà

Lòng đỏ trứng gà

– Chữa chứng dị ứng da: dùng 15g rau tần khô, đổ 2 chén nước, sắc còn 1 chén, uống chia 3 lần trong ngày. Dùng 1 nắm rau tần tươi, rửa sạch, giã nát, trộn thêm vài hạt muối, xát hoặc đắp lên chỗ mẩn sưng.

– Chữa chứng hôi miệng: dùng một nắm lá rau tần khô, sắc đặc, thường xuyên ngậm và súc miệng trong ngày.

– Viêm họng, tắc tiếng, nôn ói, ăn khó tiêu, bụng đầy chướng: lấy lá rau tần tươi rửa sạch nhai nhuyễn nuốt cả nước lẫn xác.

– Ho do nhiệt, ho lâu ngày, viêm họng, tắc tiếng: lá rau tần tươi 20g, rửa sạch xắt nhỏ; đường phèn 20g. Cho 2 thứ vào bát, chưng cách thủy, lấy nước cho uống từ từ; xác có thể ăn hoặc ngậm nuốt lấy nước. Mỗi ngày làm 1 lần, liên tục 3-5 ngày.

– Khi bị viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi: dùng 12g rau tần tươi, 20g rau mùi thơm, ngâm nước muối, nhai nuốt nước.

Nguồn: Tham khảo

Có thể bạn quan tâm

hoc trung cap dong y thu 7 va chu nhat

Thầy thuốc YHCT chia sẻ về thời gian tác dụng của thuốc đông y

Thời gian để thuốc Đông Y phát huy tác dụng phụ thuộc vào loại bệnh ...