Danh mục
Trang chủ > Bệnh Trẻ em > Trẻ em bị rối loạn tiêu hóa thường có triệu chứng như thế nào?

Trẻ em bị rối loạn tiêu hóa thường có triệu chứng như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ em gây nên tình trạng nôn chớ, đau bụng, tiêu chảy,… Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của bé.

Rối loạn tiêu hoá ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của trẻ

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, trẻ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, chế độ ăn không hợp lý, sự cân bằng này biến mất. Khi các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa… Đặc biệt, đối với trẻ em, nhất là ở tuổi ăn dặm, hệ vi sinh chưa hoàn thiện, dễ dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng tiêu hóa, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn khiến các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Thêm nữa, trẻ thường hiếu động, chưa có ý thức về vệ sinh cơ thể, vệ sinh ăn uống, hệ miễn dịch còn non yếu nên dễ bị lây nhiễm qua tiếp xúc.

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em như thế nào?

Nôn trớ nhiều

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, trẻ nhỏ thường hay nôn trớ vì thực quản ngắn, phần dưới hơi nở rộng, lớp cơ chưa phát triển hoàn chỉnh và còn yếu, cơ tâm vị co thắt bất thường. Nếu trẻ 2-3 ngày bị một lần hoặc ăn no quá bị nôn thì không sao, nhưng nếu thấy trẻ nôn trớ thường xuyên, ăn vào lại nôn thì đó là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề.

Tiêu chảy

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường có hiện tượng tiêu chảy cấp, phân lỏng như nước, đi trên 3 lần trong ngày, phân thường có mùi tanh, sống phân,..  Với triệu chứng này, các mẹ nên cho trẻ thăm khám rối loạn tiêu hóa sớm.

Táo bón

Táo bón là triệu chứng rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Khi thấy trẻ 2-3 ngày đi vệ sinh một lần, phân cứng, khuôn phân to, thường có màu đen, đau bụng khi đi tiêu và thậm chí có lẫn máu ở đầu phân thì đó là dấu hiệu trẻ bị táo bón. Nếu mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ mà không thấy cải thiện cần đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám.

Bụng căng trướng, ợ hơi

Bị rối loạn tiêu hóa, khi sờ thấy bụng trẻ căng to và dấu hiệu ợ hơi liên tục, đây là một triệu chứng tiêu biểu của chứng rối loạn tiêu hóa. Vì đầy hơi nên trẻ đánh hơi nhiều hơn, ngoài ra còn có biểu hiện miệng hôi.

Chán ăn, ăn ít

Khi bị rối loạn tiêu hóa trẻ thường kém ăn, lười ăn do ăn vào lại nôn và hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả nên khả năng hấp thu và tiêu hóa kém. Nhiều trẻ chỉ uống nước sữa và không chịu ăn cháo, cơm.

Khi nhận thấy trẻ có những triệu chứng rối loạn tiêu hóa, mẹ cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ, tốt nhất là nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn biện pháp chữa trị kịp thời hiệu quả tránh để tình trạng kéo dài gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Cách chăm sóc khi bé bị rối loạn tiêu hoá

Rối loạn tiêu hóa là bệnh trẻ em thường gặp, để khắc phục rối loạn tiêu hoá ở trẻ em tập trung chính vào việc chăm sóc giúp trẻ cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra. Khi trẻ có dấu hiệu rối loạn tiêu hoá bố mẹ nên:

Chú ý chế độ dinh dưỡng

  • Cho trẻ ăn chín, uống sôi: Đồ ăn của trẻ cần được nấu chín kỹ, không cho trẻ ăn đồ tươi sống.
  • Tránh cho trẻ ăn đồ ăn nhiều đạm, chất béo.
  • Chia nhỏ các bữa ăn của trẻ, không ép trẻ ăn quá no hoặc khoảng cách các bữa quá gần nhau khiến bé khó tiêu hoá và hấp thụ.
  • Cho trẻ ăn nhiều rau củ bổ sung chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hoá khoẻ mạnh hơn.
  • Cho trẻ uống đủ nước tránh táo bón.
  • Có thể khuyến khích trẻ đi lại nhiều hơn tốt cho hệ tiêu hoá.

Điều trị bằng thuốc

Bố mẹ có thể sử dụng kháng sinh đúng liều để điều trị triệu chứng rối loạn tiêu hoá cho trẻ. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc phải được sự đồng ý của bác sĩ. Bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ một số loại thuốc như:

  • Thuốc cầm tiêu chảy: Loperamide…
  • Thuốc trị táo bón: Colace…

Điều trị tại bệnh viện

Khi bệnh diễn biến nghiêm trọng nhất là những trường hợp rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế đảm bảo để trẻ được điều trị đúng cách. Bác sĩ có thể chỉ định truyền dịch trong trường hợp trẻ mất nước do nôn, tiêu chảy. Các trường hợp sốt cao, đi ngoài ra máu, tiêu chảy mất nước,… cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm

Một số bệnh truyền nhiễm trẻ em thường mắc phải

Hàng ngày, trẻ em phải tiếp xúc với nhiều loại vi trùng gây bệnh truyền ...