Bệnh thận ứ nước ở trẻ em cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như người lớn nếu không có sự can thiệp hỗ trợ kịp thời của thuốc sỏi thận hay phương pháp đặc biệt nào khác. Vậy khi trẻ có khả năng mắc bệnh thận ứ nước thường có những biểu hiện như thế nào?
- Tìm hiểu những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm khớp gối ở trẻ em
- Tìm hiểu triệu chứng viêm họng ở trẻ sơ sinh và cách điều trị tại nhà
Bệnh thận ứ nước ở trẻ em ít gặp hơn so với ở người lớn
Biểu hiện của bệnh ở trẻ em như thế nào?
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, thông thường ở trẻ nhỏ thì triệu chứng thận ứ nước không rõ ràng. Đến khi sau 2 tuổi, thì triệu chứng thường rõ ràng và dễ nhận biết hơn. Những biểu hiện rõ rệt nhất là:
Thường xuyên bị đau bụng
Cũng giống như các thận ứ nước ở người lớn, bệnh thận ứ nước ở trẻ em cũng xuất hiện những cơn đau khó chịu ở vùng mạn sườn gần vị trí thận.
Các cơn đau vùng bụng sẽ bắt đầu xuất hiện với tần suất nhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng của bệnh, kèm theo các biểu hiện buồn nôn và nôn nhiều. Cảm giác đau khó chịu khiến trẻ quấy khóc, đặc biệt là khi uống nước hay ăn cơm.
Đi tiểu một cách bất thường
Khi mắc bệnh, đa phần trẻ sẽ có biểu hiện đi tiểu rất nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu lại rất ít, có màu đục có mùi hôi thậm chí là đau buốt khi đi tiểu khiến trẻ khó chịu.
Cảm thấy khối u ở nửa trên ổ bụng
Khi tiến hành kiểm tra thường, bạn thấy ở vùng hố thận có xuất hiện giống một khối u, khi chạm vào trẻ có cảm giác đau, quấy khóc. Biểu hiện này chứng tỏ trẻ mắc phải bệnh thận ứ nước ở trẻ em.
Ngoài ra nếu khối u nhẵn, kích thước thay đổi nhưng lại không đau nên trẻ không quấy khóc, khó chịu nên thường rất khó phát hiện. Chính vì vậy để phát hiện chính xác cần đưa trẻ đi siêu âm.
Nguyên nhân dẫn đến chứng thận ứ nước ở trẻ là gì?
Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, trẻ nhỏ mắc bệnh này phần lớn là do yếu tố bẩm sinh. Ngoài ra còn có các yếu tố tác động khác gây ra bệnh thận ứ nước ở trẻ em như:
- Sỏi thận chặn đường thải của nước tiểu dẫn đến thận ứ nước ở trẻ.
- Xuất hiện khối u nang gây tắc nghẽn niệu quản.
- Sẹo hoặc cục máu đông có thể gây thận ứ nước. Nguyên nhân này tương đối khó phát hiện.
- Trẻ sinh ra với niệu quản bị hẹp do đó khả năng tắc nghẽn cũng cao hơn.
Bệnh thận ứ nước ở trẻ em có nguy hiểm không?
Do sự tổn thương của các mao mạch xung quanh thận hoặc do quá trình bị phình to ở thận làm cho các hoạt động của thận bị rối loạn. Các tổn thương này gây ra những cơn đau khiến trẻ mệt mỏi và khó chịu, thậm chí để lại biến chứng nguy hiểm như sỏi thận, suy thận nếu không được điều trị kịp thời bằng thuốc trị sỏi thận hay phương pháp điều trị hợp lý khác.
Ngoài ra thận ứ nước ở bệnh trẻ em xảy ra khi có sự xuất hiện bất thường của mạch máu nằm dưới thận, làm cho niệu quản bị kẹt lại không cho nước tiểu thoát ra ngoài.
Những biến chứng của bệnh thận ứ nước ở trẻ em
Không chỉ gây ra những biến chứng với người lớn, thận ứ nước còn có thể gây ra những biến chứng với trẻ em, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Nếu không kịp thời phát hiện hoặc nếu không chăm sóc, điều trị đúng cách sẽ gây nên tổn thương nghiêm trọng. Một trong những biến chứng có thể có đến là chức năng lọc máu và loại bỏ độc tố, bài tiết chất thải sẽ bị ảnh hưởng.
- Gây ảnh hưởng đến việc điều hòa hồng cầu, thậm chí gây nhiễm trùng và suy thận.
- Những biến chứng nguy hiểm khác làm suy giảm sức khỏe. Những biến chứng như suy tim, đột quỵ, suy giảm huyết áp đột ngột sẽ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Chính bởi vậy ngăn ngừa biến chứng xảy ra là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bé. Cách tốt nhất là tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.