Thời tiết mùa thu là điều kiện rất tốt cho nhiều loại virus gây bệnh ở trẻ phát triển, để giúp bé khỏe mạnh thì việc trang bị những kiến thức phòng tránh bệnh là rất cần thiết.
- Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết hiệu quả
- Chứng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ và những điều cần quan tâm
- Chia sẻ một số bệnh trẻ em thường gặp vào thời tiết lạnh
Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa thu
Thời tiết mùa thu có độ ẩm cao, đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và trẻ em thường là đối tượng dễ mắc các bệnh do những loại virus này gây ra, do sức đề kháng của các bé còn yếu, chưa được hoàn thiện. Dưới đây là những căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa thu và những cách phòng tránh bệnh hiệu quả, các bậc phụ huynh không nên bỏ qua.
Bệnh Cảm cúm
là căn bệnh thường gặp nhất vào mùa thu, đặc biệt là trẻ nhỏ, khi mắc cảm cúm có thể sốt nhẹ, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân. khiến trẻ khó chịu do nghẹt mũi và chảy nước mũi kéo dài.
Biện pháp phòng tránh bệnh cảm cúm: để phòng tránh cảm cúm hiệu quả, đầu tiên cần luôn giữ ấm cho cơ thể đặc biệt là bàn chân, ngực, cổ, đầu khi thời tiết chuyển lạnh, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, cho trẻ uống nước ấm, tuyệt đối không cho trẻ uống nước lạnh hay ăn kem sẽ gây viêm học cho trẻ, bổ sung vitamin C, bổ sung nước cho bé. Tiêm phòng cúm cho bé trên 6 tuổi mỗi năm một lần.
Bệnh về đường hô hấp
Tin tức Y Dược chia sẻ, thời tiết mùa thu khiến cho các loại virus hợp bào phát triển mạnh, xâm nhập vào cơ thể bé, phá vỡ hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn chính của bé, gây các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi tùy theo từng mức độ từ nhẹ đến nặng. Bé có thể đột ngột sốt cao, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân; đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ.
Cách phòng tránh bệnh: Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, giữ ấm cơ thể cho bé và hạn chế đưa bé đến nơi công cộng, khi ra đường cần đeo khẩu trang cho bé, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé.
Sốt xuất huyết căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ
Bệnh Sốt phát ban
Sốt phát ban là do virus sởi hoặc virus rubella gây ra. Nếu do virus sởi gây nên thì gọi là phát ban đỏ, do virus rubella gây lên thì gọi là phát ban đào, bệnh lây qua đường hô hấp và có độ lây lan nhanh. Nếu bé bị sốt phát ban khiến bé mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, viêm kết mạc mắt, niêm mạc vòm họng có thể xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ, xuất hiện hạch sưng to và đau ở sau 2 tai. Trẻ bị sốt, nổi ban đỏ khắp người, nhiều nhất ở thân mình và tứ chi.
Cách phòng tránh bệnh: Cần cho bé tiêm phòng sởi và rubella theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Tuyệt đối không được tự ý chữa bệnh cho trẻ bằng các phương pháp Đông y.
Bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm màng kết. Thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa hè sang thu, thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa do hệ miễn dịch và sức đề kháng suy yếu, virus gây bệnh dễ dàng tấn công. Biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt, mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ, đau nhức, chảy nước mắt…
Cách Phòng tránh bệnh đau mắt đỏ: Cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh tiếp xúc với người bệnh, khi đi ra ngoài cần đeo khẩu trang cho bé. Để chữa bệnh đau mắt đỏ hiệu quả nhất phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, nếu không may bị bệnh tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám.
Bệnh Sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện kịp thời. Bệnh lây lan qua đường muỗi đốt, thời tiết ẩm thấp vào cuối hè, đầu thu là điều kiện cho muỗi phát triển, dễ dàng trở thành dịch. Trẻ em dưới 10 tuổi là đối tượng thường mắc bệnh sốt xuất huyết nhất. Bệnh gây sốt cao đột ngột và liên tục (39-40°C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng, đi tiêu ra máu…
Cách Phòng tránh bệnh sốt xuất huyết: Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ và hàng tuần nên cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra, thả cá diệt bọ gậy.
Mắc màn khi ngủ, không để bé ở nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi đốt, dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ vỡ, vỏ xe…)
Cách phòng tránh một số căn bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa thu
Bệnh Quai bị
Bệnh quai bị hay viêm tuyến nước bọt, khiến đau và sưng một bên mang tai, có khi cả 2 bên, diễn biến của bệnh thường nhẹ, bé có thể bị sốt nhẹ, mệt mỏi, sau 5-7 ngày bệnh sẽ tự hết, tuy nhiên bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như vô sinh nếu không được điều trị hợp lý, ngoài ra bé cũng có thể bị viêm não, màng não, xảy ra vào ngày thứ 3-10 với các triệu chứng sốt cao, nhức đầu, ói mửa, đôi khi có co giật…
Nếu đang mắc bị quai bị mà bé có biểu hiện bất thường như: đau tinh hoàn, sờ rắn lại (ở bé trai), đau bụng dưới (ở bé gái) hoặc thấy đau đầu, nôn… thì cần đến bệnh viện để kiểm tra sớm.
Cách Phòng tránh bệnh quai bị: Giữ ấm và đeo khẩu trang chống bụi cho bé. Thay trang phục cho bé phù hợp với nhiệt độ môi trường (buổi sáng và tối trời se lạnh thì mặc quần áo dài tay, trưa nắng thì thay quần áo cộc cho bé), hạn chế cho bé ra ngoài trời lúc có sương, gió. Thường xuyên làm thông thoáng đường thở, vệ sinh mũi họng cho bé bằng nước muối sinh lý. Cho bé ăn uống đủ chất để có năng lượng chống lạnh và súc miệng nước muối hằng ngày. Nên cho bé uống nhiều nước, ăn thêm các loại trái cây, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức đề kháng.