Danh mục
Trang chủ > Bệnh Trẻ em > Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết hiệu quả

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Do sức đề kháng còn kém, trẻ em là đối tượng rất dễ mắc bệnh sốt xuất huyết, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiệm trọng.

Sốt xuất huyết gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ

Sốt xuất huyết gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ

Sốt xuất huyết là căn bệnh có nguy cơ gây tử vong cao ở trẻ em, do đó cần phòng tránh và phát hiện sớm bệnh để được khám và điều trị kịp thời, nhất là trong tình trạng dịch đang bùng phát như hiện nay.

Tại sao trẻ nhỏ có nguy cơ cao mắc bệnh sốt xuất huyết?

Chia sẻ của một thầy thuốc Đông Y, trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sốt xuất huyết là do sức đề kháng còn kém, bản tính năng động, ham chơi nên rất dễ bị muỗi tấn công, trẻ vẫn chưa có ý thức tự phòng muỗi đốt.

Mặt khác, cũng có thể lý giải rằng do hoạt động thường xuyên nên thân nhiệt của trẻ thường cao hơn người lớn, nhịp thở của trẻ cũng cao, trẻ ra nhiều mồ hôi hơn, khiến muỗi dễ phát hiện và đốt. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết gồm 2 triệu chứng chính là sốt và xuất huyết. Bệnh khó phát hiện, chẩn đoán sớm do những ngày đầu, các triệu chứng như sốt cao, phát ban ra ngoài da, biếng ăn, đau nhức người,… tương tự với các bệnh trẻ em nhiễm vi-rút khác như sốt siêu vi, sốt phát ban.… Xét nghiệm thời gian đầu của bệnh cũng không phân biệt được sốt xuất huyết và các bệnh nhiễm vi-rút khác.

Biểu hiện rõ nhất của bệnh là sốt cao đột ngột kéo dài 5-7 ngày, kèm theo một trong các dấu hiệu: nổi chấm đỏ ở da, nôn ói có máu, tiêu phân đen, chảy máu mũi, chân răng.… Ngoài ra, các triệu chứng có thể kèm theo như đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau quanh hốc mắt, chán ăn, buồn nôn. Khi bệnh nặng, có thể sốc, xuất huyết nặng, tổn thương các cơ quan như gan, não, tim, phổi…. Do đó, cần theo dõi kĩ các triệu chứng để phát hiện và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết bênh sốt xuất huyết

Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết

Giai đoạn phát triển của bệnh sốt xuất huyết

Giai đoạn đầu: Trẻ đột ngột sốt cao liên tục từ 38-39 độ và có những triệu chứng sốt xuất huyết phát ban ra ngoài da, biếng ăn, số lượng bạch cầu giảm, số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần.

Giai đoạn nguy hiểm: kể từ thời điểm phát bệnh từ 3 đến 5 ngày, giai đoạn này trẻ có thể tràn dịch màng phổi màng bụng, phù nề mi mắt, gan to. Có thể có các biểu hiện như thoát huyết tương. Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện: vật vã, bứt rứt, da lạnh ẩm, tiểu ít, ngủ li bì mê man, lạnh đầu chi, xuất hiện các mảng bầm tím, tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp. Hoặc có trẻ bị đi tiểu ra máu… đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm trẻ có thể trở nặng và sốc, dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện kịp thời.

Giai đoạn phục hồi: Sau giai đoạn nguy hiểm trẻ sẽ hết sốt, thèm ăn, tình trạng sức khỏe tốt lên, huyết áp ổn định.

Y dược học Việt Nam cảnh báo, nếu không được phát hiện kịp thời, có thể gây biến chứng nguy hiểm như sốc nặng, suy hô hấp, xuất huyết nội tạng, tổn thương đa cơ quan và tử vong. Vì vậy, khi trẻ sốt trên 2 ngày mà không tìm được nguyên nhân, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sốt xuất huyết hiệu quả

Khi trẻ bị có những dấu hiệu sốt xuất huyết lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để bác sỹ thăm khám, tuyệt đối không tự ý chữa trị tại nhà.

Khi trẻ sốt cao ≥ 380C, cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol đơn chất với liều 10-15mg/kg cân nặng, uống lặp lại 4-6 giờ một lần nếu trẻ sốt, lau mát bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao, gây co giật. Lượng nước cần cung cấp cũng nhiều hơn. Loại nước thích hợp là nước lọc, nước cam, chanh, … và nên uống dung dịch oresol, vì ngoài việc bù nước còn bù được một số điện giải bị mất do sốt cao, có thêm một lượng vitamin C đáng kể, giúp thành mạch máu bền vững, giảm bớt tình trạng xuất huyết các nơi trong cơ thể.

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sốt xuất huyết

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sốt xuất huyết

Chế độ dinh dưỡng phù hợp, trẻ cần được cung cấp nhiều năng lượng hơn ngày thường. Nên chọn những thức ăn trẻ thích, chia làm nhiều bữa nhỏ và không kiêng khem. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa….Thức ăn nên ở dạng lỏng để bé dễ nuốt và không bị nôn ói.

Tuyệt đối tránh những tác động không tốt như, Cạo gió, cắt lễ (có thể gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ), tự ý cho trẻ uống thuốc Aspirine hoặc Ibuprofen (có thể gây chảy máu dạ dày), cho trẻ ăn, uống những thực phẩm có màu đen hoặc đỏ (có thể gây nhầm lầm với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ).

Nguồn: Tin Tức Y Dược

Có thể bạn quan tâm

Những bệnh lý ở trẻ từ 3-5 tuổi thường xuyên gặp phải

Trẻ em từ 3-5 tuổi thường gặp các bệnh lý khác nhau. Để phòng tránh, ...