Danh mục
Trang chủ > Đông Y > Xáo tam thân: Dược liệu quý hiếm trong Đông Y

Xáo tam thân: Dược liệu quý hiếm trong Đông Y

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Cây Xáo tam thân, còn được biết đến với tên gọi cây thuốc mọi, là một loại cây quý thuộc họ Cam. Chủ yếu được sử dụng trong các bài thuốc, được xem là một trong những nguồn dược liệu quý giá, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Xáo tam thân: Dược liệu quý hiếm trong Đông Y

Hãy cùng tìm hiểu thêm về cây Xáo tam thân và các ứng dụng của nó trong y học truyền thống với các dược sĩ Cao đẳng Dược TP.HCM tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và hành nghề.

Cây Xáo tam thân có đặc điểm như thế nào?

Cây Xáo tam thân, còn được biết đến với tên gọi cây thần xạ hoặc cây thuốc mọi, là một loài cây leo thuộc họ Cam (Rutaceae) với tên khoa học là Paramignya trimera. Đây có những đặc điểm như sau:

  1. Thân cây gỗ, có chiều dài từ 5m trở lên và đường kính từ 8 – 12cm, với vỏ màu nâu vàng và nhiều gai nhọn trên thân.
  2. Lá cây mọc đơn hình thuôn hẹp, mép lá cong xuống dưới, có phiến lá dày, mặt trên màu xanh đậm và mặt dưới màu nhạt hơn.
  3. Rễ cây có màu đậm hơn so với thân, nhưng phần gỗ của thân lại cứng hơn so với rễ. Tất cả các bộ phận của cây đều chứa tinh dầu mùi thơm dịu, nhưng phần rễ chứa nhiều hơn.
  4. Cây Xáo tam thân hiếm khi ra hoa.

Rễ cây là bộ phận được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa bệnh. Dược liệu thu hái được quanh năm, với việc đào toàn bộ rễ và gốc cây, sau đó loại bỏ cành và sử dụng rễ cây để làm thuốc. Rễ cây chứa nhiều chất hóa học có lợi cho sức khỏe như flavonoid, coumarin, alcaloid, saponin và triterpenoid.

Công dụng của cây Xáo tam thân trong Đông Y là gì?

Trong y học cổ truyền, cây Xáo tam thân được sử dụng để điều trị một số bệnh trong Đông Y và có các tác dụng sau:

  1. Chống viêm: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây Xáo tam thân có hoạt động chống viêm, giúp giảm các triệu chứng viêm.
  2. Kháng ung thư tuyến tụy: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng rễ cây Xáo tam thân có khả năng gây độc tế bào và kháng lại tế bào ung thư tụy mạnh mẽ. Điều này có thể có tiềm năng trong việc phát triển các loại thuốc điều trị ung thư tuyến tụy.
  3. Kháng khuẩn, kháng virus, kháng viêm và chống co thắt: Tinh dầu lá Xáo tam thân được chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, kháng viêm và chống co thắt. Loại tinh dầu này không gây độc tính cho tế bào bình thường và có khả năng ức chế mạnh mẽ ở một số loại vi khuẩn và nấm.

Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Dựa trên các nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn trong điều trị bệnh, cây Xáo tam thân được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ trong điều trị một số bệnh như xơ gan cổ trướng, tăng cường chức năng gan, giúp cải thiện giấc ngủ và tốt cho phụ nữ sau sinh. Đặc biệt, cây này được coi là một lựa chọn hữu ích cho người mắc các loại ung thư như ung thư đại tràng, u nang buồng trứng, ung thư gan, u xơ cổ tử cung và ung thư vú.

Công dụng của cây Xáo tam thân trong Đông Y là gì?

Cách sử dụng cây Xáo tam thân hiệu quả

Cách sử dụng cây Xáo tam thân để đạt hiệu quả tối đa yêu cầu quá trình sơ chế kỹ lưỡng, bao gồm sắc lấy nước uống và ngâm rượu như sau:

  • Sắc lấy nước uống:
    • Sắc lần 1: Sử dụng 100g rễ cây Xáo tam thân tươi hoặc 50g rễ cây đã sấy khô, sắc trong 2 lít nước đến khi còn khoảng 1 lít nước thuốc. Uống khi còn ấm và bảo quản trong bình thủy tinh.
    • Sắc lần 2: Dùng 100g dược liệu đã sắc ở lần 1, thêm 1,5 lít nước sắc đến khi còn khoảng 1 lít. Uống như trên.
  • Ngâm rượu:
    • Sử dụng khoảng 1kg rễ cây Xáo tam thân đã thái mỏng và 3 lít rượu trắng 40 độ.
    • Đem sao vàng hạ thổ rễ cây, ngâm trong 3 lít rượu trắng 40 độ khoảng 1 tháng.
    • Dùng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 ly nhỏ trong bữa ăn.

Rượu Xáo tam thân có mùi thơm nhẹ, màu vàng tươi và vị đắng, có tác dụng kích thích ăn uống, bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt đối với người mắc các bệnh mãn tính.

Nguồn:  yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Công dụng của trà xanh được giới Y học phân tích như thế nào?

Công dụng của trà xanh đã được khoa học chứng minh qua Y học cổ ...