Đối với nhiều người thì Bứa cọng cũng là một loại gia vị quen thuộc được dùng để tạo vị chua cho món ăn. Tuy nhiên, trong Đông Y thì Bứa cọng còn được dùng làm thuốc, vậy cây Bứa cọng trị bệnh gì?
- Những món ăn bài thuốc chữa bệnh từ kim ngân hoa
- Y học cổ truyển bài thuốc Đông Y chữa chứng tê buồn
- Bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh từ chua me đất hoa vàng
Hình ảnh quả bứa cọng
Đặc điểm nhận dạng và sinh học của cây Bứa cọng
Giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Cây Bứa cọng có tên khoa học là Garcinia pedunculata Roxb, thuộc họ măng cụt (Clusiaceae) có tên khác là tai chua. Cây Bứa cọng là một loại cây thân gỗ lớn, thân thẳng, có thể cao tới 18 m. Vỏ cây Bứa cọng có màu xám đen, chia thành nhiều cành, cành thường thẳng, đâm ngang.
Lá cây Bứa cọng có hình bầu dục thon, dài khoảng 7 tới 12cm, rộng 3 tới 5 cm, cuống lá mảnh, dài khoảng 2cm. Cụm hoa đực của cây Bứa cọng xếp thành tán, mỗi tán gồm có 3 tới 8 hoa, cuống hoa dài 1 cm.
Quả Bứa cọng thường to, tròn như quả ổi. Tuy nhiên, quả Bứa cọng thường dẹt, ngoài vỏ có nhiều múi nổi rõ ràng. Bên trong quả có nhiều múi, vỏ quả dày, bên ngoài màu vàng, bên trong màu đỏ, quả có 6 tới 8 hạt. Cây Bứa cọng thường ra hoa vào tháng 3 tới 4, mùa quả vào tháng 7 tới 8.
Trong Đông Y cây Bứa cọng trị bệnh gì?
Bộ phận sử dụng làm thuốc của cây Bứa cọng là phần vỏ quả, thân, lá và nhựa cây. Thân, rễ và lá cây Bứa cọng có thể thu hoạch quanh năm, có thể sử dụng tươi hoặc phơi khô.
Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết: Quả Bứa cọng thu hái khi quả chín vàng đều, mang về bỏ hạt, thái thành từng lát mỏng, phơi hoặc sấy khô cho tới khi vỏ quả có màu đen hoặc nâu nhạt.
Vỏ quả Bứa cọng có chứa:
- Acid Citric
- Acid Malic
- Acid Tartric
- Chất gôm và nhựa
Theo Đông Y, thân, lá, nhựa cây Bứa cọng có vị chua, chát, đắng, tính mát, có chứa độc tố nhẹ. Trong hạt quả Bứa cọng có chứa chất gây nôn, chất này không mất đi ngay cả khi đã nướng hoặc bào chế kỹ. Vỏ quả Bứa cọng thường được dùng để làm gia vị hoặc sắc thành thuốc sử dụng trị khát, phát sốt với liều lượng từ 6 tới 10 g.
Trong Đông Y cây Bứa cọng trị bệnh gì?
Theo nghiên cứu, cây Bứa cọng có tác dụng trong:
- Hỗ trợ giảm căng thẳng, nhờ tác dụng điều chỉnh nồng độ Cortisol trong máu.
- Chống trầm cảm, nhờ việc giải phóng Serotonin giúp cho người bệnh cảm thấy hạnh phúc, hỗ trợ cân bằng tâm trạng.
- Hỗ trợ giảm mỡ máu, giúp hạn chế một số chất béo xấu và làm tăng lượng Cholesterol tốt trong cơ thể. Tác dụng này góp phần làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ, giảm huyết áp.
- Bứa cọng có tác dụng tăng cường trao đổi chất, tăng tốc độ đốt cháy calo và tăng cường hoạt động của một số cơ quan.
- Cây Bứa cọng có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu, giúp hạn chế và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
- Cây Bứa cọng có tác dụng ngăn cảm giác thèm ăn, hỗ trợ giảm cân.
- Cây Bứa cọng còn có tác dụng tăng năng lượng, giúp cơ bắp săn chắc, làm hạn chế tình trạng kiệt sức, mệt mỏi.
Với một số tác dụng phổ biến trên người bệnh có thể dùng Bứa cọng trong chế độ ăn để giúp cải thiện một số vấn đề bệnh lý trong sức khỏe. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Nguồn: tổng hợp bởi Yduochocvietnam.edu.vn