Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trào ngược dạ dày không chỉ là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ mà còn khá phổ biến ở những người lớn tuổi, gây tổn hại không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh.

Dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày

Dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày

Dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày là căn bệnh phổ biến và đang có tỷ lệ gia tăng. Bệnh thường được phát hiện vào giai đoạn muộn do không có những triệu trứng nào củ thể khiến cho việc điều trị trở lên rất khó khăn. Một số dấu hiệu điển hình dưới đây giúp nhận biết sớm bệnh trào ngược dạ dày.

  • Ở trẻ em là dấu hiệu nôn trớ, chất nôn có mùi chua của dịch dạ dày. Ít gặp hơn là triệu chứng khò khè, bé biếng ăn, chậm lớn, viêm phổi.
  • Ợ nóng là cảm giác gây ra do các thành phần dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, gây cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị. Cảm giác kinh khủng này lan ngược về phía sau xương ức có khi lên tận cổ họng. Cứ sau mỗi bữa ăn, hoặc khi nằm xuống, triệu chứng này lại xuất hiện. 
  • Triệu chứng tiếp theo chính là khó nuốt. Triệu chứng này xuất hiện ở 1/3 các bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày. Đây là cảm giác thức ăn hay nước uống dừng lại phía sau xương ức khi nuốt. Khi gặp triệu chứng này, bạn cần đặc biệt cẩn thận. rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo của ung thư thực quản.

Bệnh cũng có thể biểu hiện dưới dạng các triệu chứng tinh vi hơn gây nhằm lẫn với các bệnh lý khác như là đau ngực, ho kéo dài, đau rát họng, bệnh lý tim phổi, viêm họng…; cũng có khi trào ngược dạ dày thực quản không có biểu hiện gì cả, khi nội soi hoặc đến khi có biến chứng thì mới phát hiện bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày

Theo chia sẻ của tin tức Y Dược, những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh trào ngược dạ dày đó là:

Stress: là thủ phạm giấu mặt gây trào ngược dạ dày thực quản mà người bệnh không để ý. Khi stress quá mức (sốc) hay stress kéo dài sẽ kích ứng các dây thần kinh của cơ thể huy động cortisol. Cortisol này không chỉ dập tắt những phản ứng tự nhiễm bảo vệ dạ dày, cortisol còn gây tăng acid HCl và Pepsine. Pepsine làm tăng tính kích thích của trào ngược, nó phá hủy các chất nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc thực quản, tạo điều kiện cho acid HCl tiếp xúc và phá hủy niêm mạc thực quản.

Thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa họcĂn quá no, ăn đêm, ăn hoa quả có tính acid khi đói, ăn đồ ăn nhanh, chiên rán… là những thói quen xấu ngày càng trở nên quen thuộc với chúng ta. Việc ăn đêm không chỉ khiến cân nặng của bạn tăng, ăn đêm còn gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản dưới, dạ dày là cơ quan dễ bị kích ứng sản sinh nhiều acid.

Hút thuốc lá: Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân trào ngược dạ dày do chất nicotin trong thuốc lá thúc đẩy cơ thể tăng tiết HCl và Pepsine – những chất ăn mòn dạ dày và kích ứng dạ dày gây trào ngược.

Biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày

Biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày

Người bị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng sâu: Những vết viêm loét dạ dày tá tràng khi tiếp xúc với thức ăn, theo phản xạ tự nhiên sẽ tăng tiết acid nhiều hơn dễ trào ngược lên thực quản. Dạ dày của người bị viêm loét cũng luôn trong tình trạng bị ứ trệ, tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới khiến cơ này đóng mở bất thường tạo điều kiện cho các chất dịch dạ dày, acid HCl, thậm chí cả dịch mật trào lên ống thực quản.

Những biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày có thể dẫn đến viêm loét thực quản, nếu nặng và kéo dài đưa đến hẹp thực quản. Viêm loét thực quản cũng có thể gây chảy máu.

Người bệnh trào ngược dạ dày nếu không được điều trị sớm sẽ làm cho niêm mạc thực quản biến đổi tựa như niêm mạc ruột, gọi là Barrett thực quản. Barrett thực quản là tổn thương tiền ung thư, có thể chuyển thành ung thư thực quản rất nguy hiểm. Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em và người già có thể gây nên viêm phổi do hít dịch trào ngược vào đường thở.

Bệnh trào ngược dạ dày là căn bệnh mãn tính, vì vậy quá trình điều trị phải lâu dài, ngay cả khi đã hết triệu chứng. Việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống khoa học là rất cần thiết để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị căn bệnh này.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Bệnh suy giảm miễn dịch có nguy hiểm không?

Suy giảm miễn dịch là một tình trạng trong đó hệ thống miễn dịch của ...