Để đảm bảo an toàn cũng như tác dụng điều trị tốt nhất thì bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ về thông tin cũng như thành phần thuốc Decolgen.
- Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Efferalgan 500mg
- Lưu ý khi sử dụng thuốc Viagra trong việc điều trị bệnh yếu sinh lý
- Một số loại thuốc Tây Y trị bệnh đau đầu hiệu quả nhất
Tác dụng của thuốc Decolgen là gì?
Thời tiết thay đổi kéo theo nhiều người bị sổ mũi, nhức đầu, cảm sốt. Và một trong số những loại thuốc hay được sử dụng đó là Decolgen. Vậy Decolgen là thuốc có tác dụng gì? Cách sử dụng ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết thêm thông tin về thuốc để tránh dùng sai cách.
Tác dụng của thuốc Decolgen là gì?
Trong các loại thuốc Tây y điều trị bệnh cảm cúm thì thuốc Decolgen là một loại thuốc khá phổ biến. Mỗi viên Decolgen chứa paracetamol 500mg, phenylephrine HCl 10mg, chlorpheniramine maleate 2mg. Decolgen là một loại thuốc tác dụng hiệu quả trong việc giảm đau và hạ sốt. Do làm giảm tổng hợp prostaglandine bằng phương pháp ức chế hệ thống men cyclooxygenase. Hơn nữa, Decolgen còn có tác động làm kháng Histamin do có khả năng ức chế lên thụ thể H1. Do đó, sẽ làm giảm sự tiết chất nhầy khoang mũi và cả đường hô hấp trên.
Các công dụng phổ biến của Decolgen có thể kể đến như:
- Thuốc Decolgen có tác dụng điều trị các triệu chứng về bệnh cảm cúm, sốt, nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi, sung huyết ở khoang mũi do dị ứng, các bệnh về viêm mũi dị ứng do thời tiết, viêm xoang, viêm thanh quản, đau nhức cơ khớp.
- Thuốc Decolgen cũng có thể làm giảm những trường hợp kèm theo các bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp trên như: Sốt, nhức đầu, khó chịu trong người, ớn lạnh, nổi da gà. Ngoài ra, Decolgen cũng làm giảm các cơn hắt hơi và ngăn ngừa các dị ứng về đường hô hấp trên.
- Giảm hắt hơi hiệu quả bằng cách tác động làm co mạch máu ở mũi và điều trị dị ứng đường hô hấp.
Đối tượng được chỉ định dùng thuốc Decolgen là ai?
Đối tượng được chỉ định dùng thuốc Decolgen là ai?
Decolgen được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:
- Triệu chứng cảm cúm, sốt, nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi, sung huyết mũi do dị ứng thời tiết, viêm mũi, viêm xoang, viêm thanh quản, đau nhức cơ khớp.
- Làm giảm các triệu chứng thường đi theo các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như sốt, nhức đầu, sổ mũi, đau họng, ho, cảm giác khó chịu, ớn lạnh.
- Làm giảm hắt hơi và ngăn chặn dị ứng đường hô hấp.
Theo đó, thuốc Decolgen sẽ không được chỉ định dùng trong những trường hợp:
- Bệnh nhân quá mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc
- Bệnh nhân có các vấn đề liên quan đến thuốc thần kinh giao cảm như cao huyết áp nặng, thiểu năng mạch vành nặng
Liều dùng của thuốc Decolgen như thế nào?
Cũng giống như nhiều các loại thuốc Đông y, khi người bệnh sử dụng cần tuân thủ tuyệt đối về liều lượng cũng như cách sử dụng. Liều lượng được khuyến cáo khi sử dụng thuốc Decolgen như sau:
Đối với người lớn, thuốc Decolgen dạng viên, bạn dùng 1 – 2 viên uống 3 – 4 lần mỗi ngày. Thuốc Decolgen dạng dung dịch, bạn dùng 2 thìa thuốc uống 3 – 4 lần mỗi ngày. Còn đối với trẻ em từ 7 – 12 tuổi: Bạn cho trẻ dùng nửa viên đến 1 viên hoặc 1 thìa thuốc uống 3 – 4 lần mỗi ngày. Trẻ em từ 2 – 6 tuổi: bạn cho trẻ dùng nửa viên hoặc 1 – 2 thìa thuốc uống 3 – 4 lần mỗi ngày.
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc Decolgen
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc Decolgen, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số triệu chứng của tác dụng phụ như: Buồn ngủ, khô miệng, bí tiểu, táo bón. Buồn nôn, chóng mặt. Khó thở, phát ban da. Phản ứng ngoài da, phản ứng dị ứng. Hồi hộp, lo âu, kích thích, mất ngủ, nhức đầu, vã mồ hôi. Những tác dụng phụ kể trên không phải đều xuất hiện ở tất cả người sử dụng thuốc Decolgen mà còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người khi sử dụng thuốc.
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc Decolgen
Để quá trình sử dụng Decolgen an toàn và hiệu quả, các chuyên gia chia sẻ trên trang tin tức Y Dược khuyến cáo người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Trong quá trình sử dụng Decolgen không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia hoặc thức uống có cồn khác.
- Không được tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ dẫn của bác sĩ. Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc.
- Không được tự ý tăng liều hoặc giảm liều khi chưa được bác sĩ chỉ định.
- Những trường hợp phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, những người vận hành máy móc hoặc điều khiển phương tiện tham gia giao thông cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng thuốc.
Khi có dấu hiệu của tác dụng phụ thì hãy ngừng thuốc và thông báo cho bác sĩ điều trị để có biện pháp xử lý tốt nhất.
Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn