Đa phần những người cao tuổi đều sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe bởi tất cả cơ quan và tế bào đều bị lão hóa. Và chứng mất ngủ, ít ngủ hoặc khó ngủ ở người già cũng không ngoại lệ. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục bệnh mất ngủ ở người già như thế nào?
- Tìm hiểu bệnh viêm đại tràng mạn tính ở người cao tuổi
- Bác sĩ chia sẻ về những bệnh phổ biến ở người cao tuổi
- Bác sĩ lưu ý về những biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa não
Người già mất ngủ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
Nguyên nhân gây nên chứng mất ngủ ở người già là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới bệnh mất ngủ ở người già. Hiểu rõ được nguyên nhân, chúng ta mới có cách xử lý bệnh này triệt để được. Một số nguyên nhân gây mất ngủ ở người già hay gặp nhất đó là:
Mất ngủ ở người già do các bệnh lý nội khoa
Mất ngủ là một trong những bệnh người già thường gặp phải, do mắc các bệnh lý nội khoa khác nhau. Bệnh này có thể làm mắc hoặc nặng hơn các bệnh khác. Có nhiều bệnh lý nội khoa có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ ở người già, Trong số đó các bệnh lý về cơ xương khớp là nguyên nhân hàng đầu. Vào ban đêm, nhiệt độ môi trường xuống thấp, các cơ xương được nghỉ ngơi nên sẽ khiến các cơn đau nhức tái phát mạnh hơn dẫn đến mất ngủ. Bởi vậy, mà những người bị bệnh cơ xương khớp mãn tính thường sẽ có kèm theo tình trạng mất ngủ.
Ngoài ra, một số bệnh về đường hô hấp như hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ho hay các bệnh về tiêu hóa và thận cũng khiến giấc ngủ bị rối loạn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người già.
Mất ngủ tiên phát ở người già
Nguyên ngân này cũng không hiếm gặp khi mắc bệnh mất ngủ ở người già. Có nhiều bệnh nhân là người già không hiểu tại sao tự dưng bản thân lại bị rối loạn giấc ngủ. Trên thực tế thì đây là hệ quả của việc suy giảm chức năng thường thấy ở người già. Khi càng có tuổi, các tế bào dần bị hủy hoại mà không thể thay mới trong đó có tế bào thần kinh, nơi đảm nhiệm chức năng điều hòa giấc ngủ. Những tế bào này bị mất đi khiến giấc ngủ chập chờn, khó đi vào giấc hoặc đang ngủ thì giật mình tỉnh dậy rồi không thể ngủ tiếp được.
Hơn thế nữa, nhiều người già có sự thay đổi về chế độ sinh hoạt từ đó giác ngủ cũng bị ảnh hưởng. Ngủ ngày nhiều nên ban đêm sẽ khó ngủ hoặc thường xuyên ngủ gà ngủ gật. Một số người còn có hội chứng ngưng thở khi ngủ khiến hơi thở bị gián đoạn trong lúc ngủ. Hội chứng này sẽ làm cho người già phải tỉnh giấc, giấc ngủ bị rối loạn là vì vậy.
Mất ngủ ở người già do các bệnh lý về tâm thần kinh
Khi đã có vấn đề về tâm thần kinh thì giấc ngủ của người già sẽ bị ảnh hưởng dù ít hay nhiều. Mất ngủ ở người già do các bệnh lý về tâm thần kinh thường khó bắt đầu giấc ngủ, hay bị thức giấc sớm và có hiện tượng ngủ ngày liên tục. Ngoài ra, một số bệnh tâm thần kinh còn có triệu chứng kích động dẫn tới mất ngủ ở người già.
Trầm cảm là căn bệnh có yếu tố nguy cơ khá cao dẫn tới mất ngủ ở người già. Mất ngủ ở người già do trầm cảm thường vì lo lắng, suy nghĩ nhiều, trằn trọc không ngủ được vào ban đêm hoặc ngủ quá nhiều vào ban ngày.
Một số rối loạn tâm thần khác khiến giấc ngủ không chất lượng như lo âu quá mức (sợ mất uy tín, sợ bị nói xấu, sợ bị hại,…), sa sút trí tuệ.
Mất ngủ ở người già do dùng thuốc
Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, vì có nhiều vấn đề về sức khỏe nên người già sẽ phải dùng thuốc thường xuyên. Tuy nhiên, có nhiều loại thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng đến giấc ngủ của người già. Đó là các thuốc corticoid, nội tiết tố, thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc hạ huyết áp,… Những thuốc này thường sẽ khiến giấc ngủ bị ngắn hơn bình thường.
Cách khắc phục bệnh mất ngủ ở người già
Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, muốn có cách điều trị mất ngủ hiệu quả nhất mọi người có thể tham khảo một số hướng dẫn sau đây.
- Tập thể dục thể thao đều đặn.
- Cần có chế độ ăn uống hợp lý.
- Tạo một không gian ngủ yên tĩnh, thoáng đãng.
- Không nên nghĩ quá nhiều vào buổi tối.
- Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ.
Mất ngủ ở người già không phải bệnh lý hiếm gặp. Hiểu về nó và biết cách khắc phục sẽ giúp cho cuộc sống của người già trở nên vui vẻ và tích cực hơn.