Danh mục
Trang chủ > Đông Y > Sử dụng cà độc dược để làm thuốc đông y cần lưu ý những gì?

Sử dụng cà độc dược để làm thuốc đông y cần lưu ý những gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cây cà độc dược thường được dùng để điều trị các triệu chứng ho, hen suyễn và giảm mụn nhọt hiệu quả. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngộ độc cà độc dược do ăn nhầm hoặc chế biến làm thức ăn.

Tác dụng của cây cà độc dược

Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ ở Việt Nam có 3 loại cà độc dược chính là:

  • Cây cà độc dược hoa trắng, thân xanh, cành xanh
  • Cà độc dược hoa đốm tím, cành và thân tím
  • Cây cà độc lai giữa 2 dạng trên

Trong thành phần hoá học của cây cà độc (lá, hoa và rễ) chứa chất hyoxin và scopolamine, ngoài ra còn có hyoxyamin và atropin. Nhìn chung tác dụng của cây cà độc dược được sử dụng là tác dụng của hyoxin và atropin:

  • Atropin: làm cơ vòng của mắt dãn ra, nên đồng tử giãn, nhãn cầu dẹt lại, áp lực mắt tăng lên. Bên cạnh đó sự tiết nước bọt, mồ hôi, dịch vị, dịch ruột ngừng lại, làm nở khí quản khi khí quản bị co thắt và phó giao cảm bị kích thích.
  • Hyoxin: có tác dụng gần giống atropin nhưng làm giãn đồng tử trong thời gian ngắn hơn

Một số công dụng nổi bật mà loại thảo dược này có thể mang lại gồm: Hỗ trợ điều trị xương khớp; Điều trị đau thần kinh tọa; Chữa các loại mụn nhọt gây ra sưng đau trên da; Điều trị triệu chứng nôn mửa; Trị viêm xoang

Cà độc dược có độc không? Lưu ý gì khi sử làm thuốc?

Theo Đông y, cây cà độc dược vị cay, tính ôn có độc, vào kinh phế có tác dụng khử phong thấp, chữa hen suyễn. Nước sắc có thể dùng để rửa những nơi da tê dại, hàn thấp. Tuy nhiên người thể lực yếu không dùng được. Hai thành phần chính của cà độc dược ở liều độc có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Liều độc atropin tác động lên não làm tăng hô hấp, sốt, ức chế thần kinh trung ương và tê liệt.
  • Hyoxin ở liều độc ức chế thần kinh nhiều hơn là kích thích nên thường dùng ở khoa thần kinh để chữa co giật do Parkinson, phối hợp với atropin để chống say phi cơ, tàu thuỷ hoặc thuốc làm dịu thần kinh.

Sử dụng cây cà độc dược đúng cách như thế nào?

Nếu sử dụng cà độc dược dưới hình thức bột lá hay bột hoa, dùng lá – hoa phơi khô, thái nhỏ để hút như thuốc lá thì ngày chỉ nên dùng 1-1,5g. Nếu thấy triệu chứng ngộ độc phải dừng ngay. Còn nếu dùng dưới hình thức rượu thuốc thì ngày dùng 0,5-3g rượu cho người lớn, 0,1g cho trẻ nhỏ.

Một số đối tượng không nên sử dụng cây cà độc dược gồm:

  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: độc dược trong cà có khả năng gây ảnh hưởng không tốt đối với cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra, các hoạt chất có ở bên trong có thể làm giảm đi lượng sữa mẹ và thậm chí gây hại cho sức khỏe của trẻ
  • Bệnh nhân suy tim: vì loại thảo dược này có thành phần làm gia tăng nhịp tim
  • Táo bón
  • Bệnh nhân mắc hội chứng Down
  • Bệnh nhân đang sốt, loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày- thực quản
  • Bệnh nhân nhiễm trùng đường tiêu hoá
  • Bệnh nhân huyết áp cao hoặc đang rối loạn tâm thần
  • Bệnh nhân bí tiểu, viêm đại tràng kết, tăng nhãn áp góc hẹp

Cũng theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y học cổ truyền cây cà độc dược là một vị thuốc lâu đời và từng được sử dụng nhưng do thành phần chứa atropin và hyoxin đều thuộc nhóm độc do đó cần được chỉ định bởi bác sĩ, theo dõi liên tục. Triệu chứng ngộ độc tuỳ thuộc vào liều nhưng có thể nhận biết từ các biểu hiện nhẹ như khô miệng, giảm tiết mồ hôi, nhịp chậm hay ở liều cao hơn có thể gây nhịp tim nhanh, giãn đồng tử, da khô nóng đỏ, ảo giác, mê sảng và hôn mê.

Có thể bạn quan tâm

Dược liệu Tứn khửn có công dụng như thế nào với nam giới?

Dược liệu Tứn khửn, còn được biết đến với tên gọi là “thần dược” của ...