Danh mục
Trang chủ > Tây Y > Sỏi thận nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

Sỏi thận nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Sỏi thận là một bệnh thường gặp. Nó chiếm khoảng 45% trong tổng số bệnh sỏi đường tiết niệu. Tây Y cho biết, Sỏi thận do nhiều nguyên nhân phối hợp. Nó gây ra biến chứng nguy hại cho bệnh nhân.

Bệnh chuyên khoa - Sỏi thận nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

Bệnh chuyên khoa – Sỏi thận nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân, triệu chứng sỏi thận

Nguyên nhân gây sỏi thận: Sỏi thận do nhiều nguyên nhân và nhiều yếu tố tạo ra.

– Nhiễm trùng đường tiết niệu

– Tổn thương ở vùng dưới liên bào của gai thận( trong trường hợp bị nhiễm trùng hay ngộ độc ) hình thành một đám vôi và sỏi sẽ hình thành từ đám vôi đó.

– Nước tiểu bị ứ đọng lâu sẽ gây nhiễm trùng và sinh sỏi.

– Do rối loạn chuyển hoá các chất Oxalat, Urats, đặc biệt là rối loại chuyển hoá canxi. Can xi tăng quá mức bình thường trong nước tiểu. Tăng can xi do chế độ ăn hoặc do rối loạn tuyến nội tiết, nhất là do cường tuyến cận giáp trạng.

-Thiếu vitamin A: Tạo điều kiện làm sừng hoá tổ chức liên bào đài để thận.

Triệu chứng khi bị sỏi thận:

Cơn đau quặn thận điển hình:

– Đau quặn ở một bên vùng thắt lưng, xuyên ra trước lan dọc theo đường đi của niệu quản rồi tận cùng ở cơ quan sinh dục ngoài. Cơn đau thường xuất hiện sau lao động nặng hoặc đi xa.

– Kèm với cơn đau bệnh nhân có thể đái buốt, đái rắt hoặc đái máu. Nôn và buồn nôn.

– Cơn đau sẽ hết khi bệnh nhân đái ra sỏi hoặc giảm đau khi được nghỉ ngơi.

Sỏi thận gây tiểu buốt

Sỏi thận gây tiểu buốt

Đái ra máu:

– Đái ra máu toàn bãi.

– Xuất hiện ngay sau cơn đau quặn thận và giảm dần khi bệnh nhân nằm nghỉ.

– Hay tái diễn sau hoạt động mạnh hoặc đi lại nhiều.

Đái ra mủ:

– Đái ra mủ khi thận đã bị nhiễm trùng nặng. Bệnh nhân đái ra mủ nên nghĩ tới sỏi thận.

Đái ra sỏi: ít gặp , nếu đái ra sỏi giúp chẩn đoán chính xác hơn.

Điều trị sỏi thận

– Được áp dụng trong trường hợp sỏi nhỏ và có thể di động ra ngoài theo đường tự nhiên hoặc để phòng sỏi tái phát.

– Chú ý chế độ ăn: ăn nhiều hoa quả, rau, sữa. Nên hạn chế ăn thịt hay thức ăn có nhiều Canxi (tuỳ theo loại sỏi).

– Dùng từng đợt thuốc lợi tiểu đông và tây y.

– Dùng kết hợp với thuốc tăng co bóp mạch như Prostigmin hoặc thuốc có tác dụng giãn cơ như Atropin hay Nospa.

– Dùng kháng sinh trong những trường hợp có nhiễm khuẩn.

Khi có dấu hiệu bị sỏi thận người bệnh nên đi khám để được bác sĩ chuẩn đoán và điều trị bệnh.

Y Dược học Việt Nam tư vấn Cách phòng bệnh sỏi thận

– Cần tẩy giun, sán thường xuyên để tránh những rối loạn và chuyển hoá chất.

– Đảm bảo chế độ ăn đủ các chất , hợp lý, thức ăn nên thay đổi.

– Cho uống đủ nước với những bệnh nhân phải nằm lâu dài (liệt tuỷ, lao cột sống, gãy xương)

Có thể bạn quan tâm

Thuốc kháng viêm có những loại nào trong ngành dược?

Thuốc kháng viêm là những loại thuốc được sử dụng để giảm viêm, đau và ...