Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Phật thủ là món quà chữa bệnh của thượng đế

Phật thủ là món quà chữa bệnh của thượng đế

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trong những ngày tết phật thủ được làm đồ trang trí để thắp hương tổ tiên nhưng ít ai có thể biết được công dụng chữa bệnh rất tốt cho sức khỏe con người.

Phật thủ là món quà chữa bệnh của thượng đế

Phật thủ là món quà chữa bệnh của thượng đế

Sau khi hết tết cũng là lúc phật thủ bị vứt đi nhưng rất ít người có thể biết được công dụng của quả phật thủ trong bài thuốc Đông Y chúng được dùng để chữa bệnh rất hữu hiệu.

Phật thủ có tác dụng để chữa bệnh

Tên khoa học của cây phật thủ là Citrus medica var. sarcodactilis (Noot) Swingle thuộc họ cam quýt. Khi quả xanh và ngả vàng đều có tác dụng để làm thuốc chữa bệnh và vỏ phật thủ thái lát dọc và phơi khô lên để bảo quản trong lọ thủy tinh, sử dụng dần dần.

Theo các chuyên gia giáo dục Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết: Quả phật thủ có tính ôn, vị cay, đắng, chua. Phật thủ có tác dụng điều khí cơ thể, hào trung và giảm ho, tác dụng long đờm, kiện vị…Chỉ cần sử dụng 3-6 g bột và thuốc sắc mỗi ngày sẽ tác dụng điều trị nhiều bệnh như là: dạ dày, gan, tức ngực, buồn nôn, đau bụng, khó thở, kém tiêu hóa và ho long đờm.

Phật thủ có tác dụng để chữa bệnh

Phật thủ có tác dụng để chữa bệnh

Bên cạnh đó thì cây phật thủ từ lá, vỏ, quả đều có chứa tinh dầu hoạt chất: hesperosid, lisnonoid…cùng nhiều vitamin B1,B6,B12,C,E… và các khoáng chất như kẽm, canxi, sắt và selen…

Những bài thuốc từ quả phật thủ hay

Các chuyên gia giảng dạy Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết: Phật thủ có tác dụng để chữa các bệnh về đường tiêu hóa: giúp bệnh nhân chán ăn, ăn không tiêu, buồn nôn, đờm, đau lưng…thì hãy sử dụng 30g phật thủ thái nhỏ với 5 lít rượu. Sau 5 ngày có thể uống và mỗi lần chỉ cần uống 15 – 20ml vào bữa cơm chiều.

Quả phật thủ được làm để chữa tiêu hóa không tốt, không tiêu đó là: lấy quả phật thủ 50g thái mỏng ra rồi hong khô, xuyên tiêu 12g, sa nhân 12g, tiểu hồi hương 12g. Sau đó lấy tất cả các vị thuốc này tán bột, hòa thêm nước sôi rồi uống. Mỗi ngày nên uống 2 lần.

Phật thủ giúp kiện tỳ, trợ tiêu hoá: Lấy 15g gạo, 100g đường phèn. Nấu phật thủ lấy nước rồi nấu cháo ăn vào các buổi sáng.

Bị đau bụng do lạnh: Lấy phật thủ khô 15g, gạo rang 30g. Sắc để uống mỗi ngày 3 lần.

Chữa ợ hơi: Chỉ cần lấy một chút vỏ phật thủ tươi để ướp đường nhai một chut rồi nuốt.

Tác dụng của phật thủ chữa viêm loét dạ dày – hành tá tràng: Rễ cây phật thủ 30g nấu với dạ dày lợn với lượng đủ dùng nấu chín và ăn trong ngày.

Những bài thuốc từ quả phật thủ hay

Những bài thuốc từ quả phật thủ hay

Phật thủ chữa đau gan và dạ dày: lấy quả phật thủ tươi 10g, thanh bì 6g, sắc nước uống. Hoặc sử dụng hoa phật thủ 10g, hương phụ 10g, ô dược 6g, sa nhân 15g, bạch thược 15g, cam thảo 3g, sắc lấy nước để uống hàng ngày.

Chữa ho suyễn, nhiều đờm, khó thở: quả phật thủ 9 – 15g, vỏ củ gừng (khương bì) 5 – 9g, lá hoắc hương 9g. Sắc lấy nước uống mỗi ngày cho đến khi khỏi.

Chữa viêm amidan: hoa phật thủ 10g, hoa hồng 10g, hoa tường vi 10g, hoa mai 6g. Sắc lấy nước để ngậm, súc miệng hoặc uống cũng chữa bệnh rất tốt.

Chữa bệnh viêm phế quản mạn tính: Dùng phật thủ tươi 1 – 2 quả thái nhỏ cho vào cái bát to với lượng đường mạch nha vừa dùng.  Đun cách thủy cho đến khi phật thủ chín nhừ. Dùng phật thủ trong 3 tuần, mỗi lần ăn một thìa to.

Đặc biệt, công dụng của phật thủ còn chữa các bệnh khác như: đau bụng kinh, bạch đới ra nhiều, hạ tiêu, động kinh, chữa say rượu…rất hiệu quả.

Những người nhiệt âm hư thì không nên sử dụng quả phật thủ và cần có hướng dẫn của bác sĩ.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người bệnh dị ứng lúa mì

Dị ứng lúa mì là một tình trạng khi hệ thống miễn dịch của cơ ...