Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Phác đồ điều trị Covid-19 mới được Bộ Y tế cung cấp

Phác đồ điều trị Covid-19 mới được Bộ Y tế cung cấp

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Mới đây, Bộ Y tế vừa công bố hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 mới nhất. Lần sửa đổi này được ghi nhận là lần sửa đổi thứ 4 sau khi nước ta ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên.

Phác đồ điều trị Covid-19 mới được Bộ Y tế cung cấp

Phác đồ điều trị Covid-19 mới được Bộ Y tế cung cấp

Các giảng viên đào tạo Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết cập nhật, trong hướng dẫn mới, Bộ Y tế lưu ý ngoài xâm nhập vào đường hô hấp, virus gây dịch bệnh Covid-19 có thể tấn công vào tất cả cơ quan nội tạng cơ thể, trong đó nổi bật là đường hô hấp, nhiều lúc gặp bệnh cảnh như nhiễm trùng huyết nhưng bệnh cảnh nặng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, cơn bão cytokin cũng làm bệnh cảnh nặng lên. TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết một điểm cập nhật là nghi ngờ mắc COVID-19 người dân sẽ được xét nghiệm ngay để tránh trường hợp bỏ sót thành nguồn lây nhiễm. Cụ thể, những trường hợp có sốt, ho và/hoặc viêm đường hô hấp cấp tính (không lý giải được bằng các nguyên nhân khác, kể cả những trường hợp được xác định , không cần yếu tố dịch tễ (đi từ vùng có dịch, tiếp xúc với ca bệnh hoặc ca nghi ngờ) sẽ đều được lấy mẫu xét nghiệm.

Riêng với trẻ em, trong phác đồ mới, Bộ Y tế lưu ý các bác sĩ về tình trạng tổn thương viêm đa cơ quan tương tự bệnh Kawasaski với các biểu hiện sốt, ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc, hoặc phù nề niêm mạc miệng, suy tuần hoàn, tổn thương tim, rối loạn đông máu… Dù chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, song lần cập nhật thứ 4, Bộ Y tế đã cho biết hiệu quả một số thuốc kháng virus như các thuốc Lopinavir, Ritonavir, Interferon sẵn có trong nước, hết virus sau 7 ngày, thuốc Remdesivir của Mỹ, thuốc IVIg… Riêng Chloroquine, Hydroxychloroquine, Việt Nam ngừng sử dụng hoàn toàn. Thay vào đó sẽ sử dụng thêm huyết tương của người đã khỏi bệnh.

Hướng dẫn mới cũng thay đổi cách phân loại các thể lâm sàng. Theo đó, thay vì phân thành viêm đường hô hấp trên, viêm phổi nhẹ, viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng…; lần này bệnh được phân theo 5 cấp độ: Thể không triệu chứng; Mức độ nhẹ- viêm đường hô hấp trên cấp tính; Mức độ vừa- viêm phổi; Mức độ nặng- viêm phổi nặng; Mức độ nguy kịch.

Về tiêu chuẩn xuất viện, cần lưu ý các cơ sở y tế nên xét nghiệm lại 3 lần, mỗi lần cách nhau 24 giờ, sau đó cho bệnh nhân về nhà theo dõi tiếp tại cộng đồng 14 ngày, tự cách ly tại nhà, khi có bất cứ dấu hiệu thì đến cơ sở y tế gần nhất. Tiêu chuẩn xuất viện gồm: hết sốt tối thiểu 3 ngày, hết các triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm lại 3 lần cách nhau một ngày cho kết quả âm tính, theo dõi tiếp tại nhà 14 ngày.

Bộ Y tế thông báo thêm ca thứ 8 tử vong có bệnh lý nền, nhiễm Covid-19

Bộ Y tế thông báo thêm ca thứ 8 tử vong có bệnh lý nền, nhiễm Covid-19

Theo nguồn Tin tức Y Dược cập nhật, trưa 4/8, Bộ Y tế thông báo có thêm bệnh nhân 496 tử vong vì mắc COVID-19 và suy thận mạn tính giai đoạn cuối. Cụ thể:

Bệnh nhân 496 (BN 496), nam, 65 tuổi, quê quán: Hòa Vang, Đà Nẵng. Tiền sử: Suy thận mạn tính giai đoạn cuối, thận nhân tạo chu kỳ, nhiễm khuẩn huyết.

  • Bệnh nhân điều trị tại khoa Nội thận Bệnh viện Đà Nẵng trong 5 tháng và ra viện ngày 24/7/2020.
  • Ngày 28/7/2020, bệnh nhân có kết quả dương tính với SARS-COV-2 và được chuyển đến Khoa Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Đà Nẵng cùng ngày với tình trạng khó thở, đặt nội khí quản và thở máy.
  • Ngày 29/7/2020 – 01/8/2020, bệnh nhân nằm yên dưới tác dụng thuốc an thần và thở máy.
  • Ngày 02/8/2020, bệnh nhân thở máy, lọc máu liên tục và huyết áp giảm.
  • Ngày 04/8/2020, 7h45: bệnh nhân hôn mê, đồng tử giãn, mất hoàn toàn phản xạ; 8h30: bệnh nhân tử vong.

Chẩn đoán tử vong: Suy thận mạn giai đoạn cuối, nhiễm trùng huyết, suy tim cấp và COVID-19.

Như vậy tính đến thời điểm này đã có 8 bệnh nhân nhiễm COVID-19 tử vong và đều có tiền sử bệnh nền kèm theo. Do đó, mỗi người dân cần năng cao ý thức phòng dịch, cập nhật thông tin và thực hiện theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn – Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Bệnh suy giảm miễn dịch có nguy hiểm không?

Suy giảm miễn dịch là một tình trạng trong đó hệ thống miễn dịch của ...