Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Một số dấu hiệu ban đầu và cách điều trị bệnh sốt xuất huyết hiệu quả

Một số dấu hiệu ban đầu và cách điều trị bệnh sốt xuất huyết hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Những ngày vừa qua trên toàn quốc đã có 24 ca tử vong và hơn 60.000 người mắc bệnh do dịch sốt xuất huyết gây nên, khiến người dân hết sức hoang mang, lo sợ.

Bệnh sốt xuất huyết có thể gây tử vong

Bệnh sốt xuất huyết có thể gây tử vong

Mùa hè sắp đến không khí ẩm ướt chính là điều kiện thuận lợi để cho muỗi phát triển và hoành hành gây lên dịch sốt xuất huyết. Nếu không được phát hiện và chuẩn đoán kịp thời bệnh sẽ chuyển nặng gây ra những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết bạn cần lưu ý!

Những dấu hiệu ban đầu của bệnh sốt xuất huyết

Theo thông tin Y dược Việt Nam, Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng Dengue gây ra. Nó lây lan thông qua loại muỗi vằn hút máu từ người mắc bệnh truyền sang người lành, một số biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân sốt xuất huyết như:

  • Giai đoạn đầu: Ở giai đoạn này người bệnh thường có biểu hiện là sốt cao đột ngột lên đến 39 – 40 độ. Liên tục trong vòng 3 – 4 ngày liền mà không giảm.
  • Giai đoạn 2:  xuất huyết (chảy máu) thường được bộc lộ ở nhiều dạng như: Trên da xuất hiện những vết chấm đỏ hay vết bầm. Có hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu nướu răng. Ói hoặc đi cầu ra máu tươi hoặc máu cá lợn cợn.
  • Giai đoạn 3: Đây là lúc bệnh đã chuyển nặng thường rơi vào ngày thứ 3 – 6 của bệnh. Đặc biệt, lúc trẻ em đang hết sốt cao chuyển sang dấu hiệu xuất huyết rõ ràng. Dấu hiệu của sốc sẽ bao gồm: mệt mỏi, li bì hoặc vật vã. Chân tay lạnh.

Sốt xuất huyết đặc biệt nguy hiểm khi nó biến chứng thành xuất huyết não. Ban đầu bệnh có biểu hiện không rõ rệt nhưng cuối cùng người bệnh lại bị hôn mê sâu có thể dẫn đến tử vong

Xử lý thế nào khi mắc bệnh sốt xuất huyết?

Nếu không may bị mắc bệnh sốt xuất huyết, tùy vào thể trạng và mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có biện pháp điều trị phù hợp.

Bệnh ở giai đoạn nhẹ thì cần nghỉ ngơi hoàn toàn tránh làm việc và lao động nặng nhọc. Ăn cháo loãng, súp, uống sữa giúp tiêu hóa tốt hơn. Đặc biệt cần phải bù nước nhiều hơn bình thường có thể sử dụng nước hoa quả, nước cam, nước oresol…Sử dụng thuốc Paracetamol và lau và chườm nước ấm khi sốt cao.

Ngoài ra thì còn có một số bài thuốc đông y điều trị sốt xuất huyết hiệu quả ở giai đoạn này như: Phương pháp chữa lúc này là: thanh nhiệt tả hỏa, lương huyết, chỉ huyết, giải độc. Bài thuốc dùng gồm các vị: kim ngân 12 gr, cỏ nhọ nồi 18 gr, mã đề 10 gr, rau má 10 gr, lá tre (trúc diệp) 10 gr, cúc hoa 16 gr, cây cối xay 10 gr, lá khế 10 gr, rễ cỏ tranh 10 gr, sinh địa 10 gr.

Nếu bệnh nặng và có những dấu hiệu như người mệt mỏi, vật vã hoặc li bì. Tay chân lạnh, bụng đau nhiều hơn. Ói nhiều, da môi bầm. Mất nước trầm trọng mà không bù lại được khiến cho da nhăn nheo thì cần phải chuyển ngay đến các cơ sở y tế để điều trị tránh các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

Phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết hiệu quả

Tin tức Y Dược mới nhất đưa tin hiện tại bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh, một khi bệnh phát tán thành dịch sẽ gây thiệt hại nhiều về kinh tế có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, vì vậy cần có những biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả như:

  • Diệt muỗi, bọ gậy (lăng quăng) và phòng chống muỗi đốt, Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy (lăng quăng) 
  • Thả cá hoặc mê zô vào tất cả các vật chứa nước trong nhà (bể, giếng, chum, vại, lu, khạp…) để diệt bọ gậy (lăng quăng).
  • Thu gom, hủy các vật dụng phế thải xung quanh nhà như chai lọ vỡ, ống bơ, vỏ dừa…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
  • Thay nước, thau rửa chum, vại, lu, hàng tuần.
  • Bỏ muối vào bát kê chân chạn (tủ đựng chén bát), cho cát ẩm vào lọ hoa (bình bông).
  • Khi xảy ra dịch cần tăng cường các biện pháp chống dịch, làm giảm nhanh mật độ muỗi trong cộng đồng bằng cách phun hóa chất diệt muỗi vào không gian.

Bệnh sốt xuất huyết có thể dẫn đến tử vong trong những trường hợp bệnh nặng mà không được chẩn đoán và điều trị kịp thời hoặc dùng thuốc không theo hướng dẫn của thầy thuốc, chính vì vậy việc phòng được bằng cách diệt muỗi và tránh muỗi đốt là rất cần thiết.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

 

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người bệnh dị ứng lúa mì

Dị ứng lúa mì là một tình trạng khi hệ thống miễn dịch của cơ ...