Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Khí Ozon có gây hại cho sức khỏe?

Khí Ozon có gây hại cho sức khỏe?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Y Dược học Việt Nam sẽ cung cấp những thông tin về khí Ozôn và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe con người.

Khí Ozon là gì?

Ôzôn là chất khí không màu, với nồng độ thấp không có mùi, nhưng ở nồng độ cao có mùi hôi. Phân tử ôzôn có 3 nguyên tử ôxy nên nó tham gia phản ứng ôxy hóa rất mạnh, có khả năng tiêu hủy hầu hết chất hữu cơ. Ở đây chúng ta cần phân biệt tầng ôzôn bảo vệ trái đất và sự ô nhiễm ôzôn: tầng ôzôn trong khí quyển ở tầng bình lưu, cách mặt đất khoảng 10-50km, có tác dụng lọc các tia cực tím của mặt trời, giảm bức xạ bảo vệ sự sống trên trái đất; còn sự ô nhiễm ôzôn ở mặt đất lại gây hại cho sức khỏe con người.

y duoc hoc

Khí Ozon có gây hại cho sức khỏe?

Cấu trúc vật lý của khí ozone

Là chất khí, không màu, mùi hơi tanh, không bền O3 → O2 + O, thời gian phân hủy từ 10 – 30 phút tùy vào pH, nhiệt độ, thành phần môi trường có ozone.

Chính nguyên tử oxy này làm nên sự tinh túy của Ozone – tức có tính oxy hóa mạnh mẽ.

Sau đó nguyên tử ôxy nhanh chóng kết hợp với nhau thành phân tử oxy :

O + O → O2

Ozone là tự nhiên được tạo ra bởi bức xạ tia cực tím mặt trời sóng ngắn, và xuất hiện trong bầu khí quyển (ozonesphere) dưới dạng khí. Ozone cũng có thể được sản xuất tự nhiên bằng cách phóng điện như sét thông qua oxy.

Ozone tiêu diệt vi sinh vật bằng một quá trình được gọi là “ly giải tế bào”. Trong quá trình oxy hóa, ozone vỡ màng tế bào của vi sinh vật và phân tán các tế bào chất của vi khuẩn vào giải pháp, do đó làm kích hoạt không thể. Tin tức Y Dược cho biết, quá trình này diễn ra trong khoảng 2 giây.

Tác động của Ozon tới cơ thể

Ôzôn được sinh ra là do tác dụng của ánh nắng mặt trời với hai chất: hydrocarbon và nitrogen oxide, được thải ra từ khói xe và các nhà máy. Khi nhiệt độ tăng cao và “đứng gió”, nồng độ ôzôn trong không khí sẽ tăng cao. Nếu hít phải khí ôzôn, nó gây tổn thương các tế bào biểu mô lót của đường hô hấp, gây viêm, dẫn đến ho, ngứa họng, làm giảm chức năng phổi. Từ đó làm cho bệnh hen suyễn, khí phế thũng, viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… nặng lên, làm giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật. Đối với bệnh nhân bị rung nhĩ do rối loạn nhịp tim, nguy cơ tử vong tăng cao hơn do ô nhiễm ôzôn.

y duoc hoc1

Phòng tránh tác hại của khí Ozon

Phòng tránh tác hại của ôzôn bằng cách: hạn chế ra ngoài khi trời nắng, hoặc chỉ hoạt động ngoài trời lúc sáng sớm hay sau khi mặt trời lặn, đeo khẩu trang, tránh những nơi có mật độ giao thông cao, sử dụng phương tiện giao thông công cộng để góp phần làm giảm ô nhiễm ôzôn.

Có thể bạn quan tâm

Kiến thức tổng quát về bệnh loét dạ dày tá tràng

Bệnh loét dạ dày tá tràng là một tình trạng mạn tính có thể gây ...