Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Góc khuất bên trong của những người làm Dược sĩ

Góc khuất bên trong của những người làm Dược sĩ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Dược sĩ là những con người đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, tuy nhiên bên trong vẻ hào nhoáng đó là rất nhiều những nỗi niềm khó nói.

Góc khuất của những người làm nghề Dược sĩ

Góc khuất của những người làm nghề Dược sĩ

Những người làm Dược sĩ muốn thành công trước hết phải trải qua rất nhiều gian nan, vất vả và cả những nỗi niềm khó nói không phải ai cũng có thể hiểu được, nhiều người cho rằng ngành Dược là một ngành không phải lao động vất vả nhưng vẫn có thể hái ra tiền mà không biết rằng cái giá họ phải trả cũng không hề nhỏ.

Góc khuất của những người làm Dược sĩ

Nhìn từ khía cạnh bên ngoài có thể thấy, ngành Dược đúng là ngành “ngồi mát ăn bát vàng”, không phải làm lụng vất vả những tiền cứ vào như nước, tuy nhiên thực tế, công việc của những người làm Dược sĩ không hề đơn giản, phải chịu nhiều áp lực phía gia đình và xã hội.

Làm việc không ngày nghỉ, không cuối tuần

Thường những công việc khác một tháng sẽ có ít nhất là 4 ngày nghỉ vào cuối tuần để thư giãn và chăm lo cho gia đình, thì với những người làm Dược sĩ họ không có ngày nghỉ và phải làm việc vào cả ngày thứ 7, chủ nhật thậm chí những ngày lễ tết. Không những thế, ngay cả thời gian nghỉ ngơi trong ngày cũng rất ít ỏi với những người Dược sĩ, đặc biệt là những người làm Dược sĩ tư vấn hay Trình Dược viên. Ngày nghỉ đối với người Dược sĩ được coi là một thứ rất “xa xỉ”.

Áp lực từ gia đình, xã hội

Tin Y Dược cho biết, Dược sĩ có vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe con người, công việc của những người làm dược sĩ phải hết sức cẩn thận, làm việc luôn phải tập chung, một sai sót nhỏ thôi cũng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Những người làm Dược sĩ rất ít thời gian để chăm lo cho gia đình, bản thân. Những người nữ Dược sĩ thường phải bỏ bê nhà cửa ít quét dọn, hay con cái than khóc đòi mẹ, suốt ngày chỉ có thể “cắm mặt” vào tủ thuốc chỉ với lòng yêu nghề và muốn duy trì công việc cứu người thiêng liêng. Đôi khi hạnh phúc gia đình cũng xảy ra mâu thuẫn khi người vợ, người mẹ không có nhiều thời gian dành cho gia đình, chồng con.

Công việc nào cũng có nhiều áp lực, nhưng với sứ mệnh bán thuốc chữa bệnh cứu người, người Dược sĩ càng có nhiều áp lực nặng nề. Góc khuất đằng sau ánh hào quang cao quý của nghề là những rủi ro khôn lường. Do đó những người Dược sĩ ngoài yếu tố chuyên môn còn phải thật cẩn thận, tỷ mỉ tránh những sai sót có thể xảy ra.

Nghề làm dâu trăm họ

Những người làm Dược sĩ tại những quầy Thuốc Tây Y được cho như là “làm dâu trăm họ”. Hằng ngày họ phải phục vụ rất nhiều người, gặp đủ những tình huống trớ trêu, dở khóc dở cười và phải làm vừa lòng tất cả những người khó tính nhất, nhiều trường hợp người bệnh mua thuốc về đã bóc vỏ rồi nhưng lại đem đổi trả lại vì lý do “chưa dùng đến”

Dược sĩ, nghề làm dâu trăm họ

Dược sĩ, nghề làm dâu trăm họ

Nghề Dược sĩ có phải nghề hái ra tiền

Nhiều người nghĩ, cứ kinh doanh buôn bán là lãi nhiều, sẽ chóng giàu. Nhìn qua thì thấy bán thuốc khá nhàn, lời lãi có khi đến hàng trăm nghìn hay hàng triệu một hộp hay vỉ thuốc. Tuy nhiên đằng sau mỗi toa thuốc là biết bao nỗi vất vả của người Dược sĩ mà lời lãi có đáng là bao có nhiều loại thuốc chỉ lãi 500 đến 1000 đồng/ 1 hộp. Kinh doanh thì không phải lúc nào bán được hàng, có ngày ế ẩm không bán được hàng mà còn phả lo biết bao chi phí khác như, tiền nhà, tiền điện đóm, tiền thuê nhân công… lời lãi chẳng được bao nhiêu.

Ít khi có cơ hội được ăn mặc sành điệu, thời trang

Ngành Dược sĩ đa số lại là nữ giới, phái nữ ai cũng muốn được làm đẹp cho bản thân được váy áo là lượt, nước hoa, trang sức, trang điểm xinh đẹp khi đi làm, nhưng khi đã chọn ngành Dược thì xác định quanh năm suốt tháng đều phải khoác trên mình các áo blouse trắng, thỉnh thoáng có dịp đi đâu mới được ăn mặc sàng điệu.

Tuy phải trải qua nhiều gian nan, vất vả, áp lực từ gia đình, xã hội, phải từ bỏ những sở thích, đam mê, nhưng với lòng yêu nghề, những Dược sĩ vẫn luôn chứa đựng niềm vui và tự hào khi được góp phần nhỏ bé bảo vệ sức khỏe con người, họ vẫn ngày ngày bền bỉ phục vụ bệnh nhân mọi lúc với sự nhẫn nại bền bỉ và nụ cười luôn nở trên môi, không một lời phàn nàn.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Khàn giọng kéo dài cảnh báo bệnh lý gì?

Khàn giọng kéo dài không chỉ là biểu hiện tạm thời của các bệnh lý ...