Danh mục
Trang chủ > Đông Y > Công dụng của thục địa và lưu ý khi sử dụng

Công dụng của thục địa và lưu ý khi sử dụng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Dược liệu Thục địa đã được sử dụng trong y học cổ truyền của nhiều quốc gia từ hàng ngàn năm nay. Thục địa (Radix Rehmanniae) là một loại cây thảo mọc nhiệt đới có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cây này thường được trồng để lấy rễ và sử dụng như một dược liệu quý giá. Thục địa chứa nhiều thành phần hoạt chất như iridoid, alkaloid, flavonoid, chất béo và nhiều dạng axit amin khác nhau. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Thục địa có nhiều tác dụng quan trọng đối với sức khỏe con người.

Công dụng của thục địa và lưu ý khi sử dụng
Công dụng của thục địa và lưu ý khi sử dụng

Trong y học cổ truyền

Thục địa được sử dụng như một dược liệu để cân bằng năng lượng, bổ thận và tăng cường hệ thần kinh.

Sau đây cùng với Khoa Dược trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cùng tìm hiểu một số phương pháp để chế biến từ sinh địa ra thục địa

Bộ phận dùng: củ. Chọn củ sinh địa khô, vỏ mỏng, xám đen, thịt đen ánh vàng, mềm, mịn, nhiều nhựa, củ càng to càng tốt đế chế ra thục địa.

Thành phần hoá học: gồm có manit, rehmanin, chất đường.

Tính vị qui kinh dược liệu : Vị ngọt, tính hơi ôn qui vào 3 kinh là tâm, can, thận

Tác dụng của dược liệu: Thuốc địa có tác dụng Bổ âm, dưỡng huyết, sinh tân dịch, tráng thuỷ, thông thận.

 Chủ trị:

– Thục địa có tác dụng Bổ thận chữa di tinh, đau lưng, mỏi gối, ngủ ít, đái dầm…

– Bổ huyết điều kinh

– Dùng chữa hen suyễn do thận hư không nạp được phế khí

– Chữa các bệnh về mắt như làm sáng mắt (chữa quáng gà, giảm thị lực do can thận hư)

– Ngoài ra còn có tác dụng Sinh tân, chỉ khát (chữa đái nhạt – đái đường).

Khi dùng nên phối hợp thục địa với các vị thuốc có tính hoá khí như Trần bì, Sa nhân, Sinh khương…để giảm tác dụng gây trệ của Thục địa.

Liều dùng: 12- 64gam/ ngày.

Kiêng kỵ:

– Kỵ sắt

Người tỳ vị hư hàn chớ dùng;

Mục đích chế biến

– Làm thay đổi tác dụng, công năng của Sinh địa

– Làm tăng tính ấm, giảm tính hàn của vị thuốc thục địa bằng cách sử dụng sự tác động của nhiệt và một số phụ liệu như: Rượu, Sa nhân, Sinh khương (nước gừng tươi)…

– Tạo ra vị thuốc mới, mùi thơm, vị rất ngọt và rất thuận tiện khi làm thuốc tễ.

– Chuyển tính vị của vị thuốc từ âm dược sang dương trong âm dược.

Phương pháp chế biến

Kinh nghiệm của Việt Nam

Lấy 10kg Sinh địa, rửa sạch kỹ, ủ 2 ngày đêm.

– Tẩm phụ liệu: Ngâm 100gam bột Sa nhân trong 5 lít rượu etylic từ 5 – 7 ngày. Sau đó tẩm dịch này thấm vào số Sinh địa trên trong hũ hoặc thùng đã được tráng men.

– Nấu: Cho Sinh địa cùng dịch rượu Sa nhân vào nồi đun cách thuỷ 3 ngày đêm, sau đó vớt ra, ngày phơi xen kẽ đêm tẩm dịch sinh địa trên thêm 1/2 rượu, đồ trong vòng 3 giờ đem phơi. Làm như vậy đến khi hết dịch (cửu chưng cửu thái thì càng tốt).

– Phơi: Phơi hay sấy đến khô và  khi sờ không thấy dính tay, củ mềm dẻo là được.

 Thục địa đem phơi nắng thì vừa thơm, vừa dẻo và mềm. Thục địa sấy (50 – 600C) kém hơn do trong ruột ướt hơn, vỏ cứng hơn, ít thơm hơn Thục địa khô.

Phương pháp chế biến

Theo Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Sinh địa rửa sạch, xếp vào nồi nấu. Sắp xếp Củ to xếp ở phía dưới, củ nhỏ thì xếp ở trên.

Sau đó đổ nước ngập dược liệu một khoảng cách khoảng 20 cm, đun sôi liên tục khoảng 3 ngày đêm và đến khi thấy củ Sinh địa ngót lại và có màu đen thì thôi không đun nữa (thêm nước và đảo đều).

 Đến Ngày thứ tư, thì giã nhỏ Sinh khương (gừng tươi) với rượu 20% cho vào, trộn đều, ủ một đêm.

Đến ngày thứ 5 thì tiếp tục đun 4 ngày đêm tới khi thấy củ Sinh địa có màu đen là được.

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinh y dược
trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinh y dược

 Đem ra phơi hoặc sấy khô.

Ngoài ra, Thục địa còn được sử dụng trong các công thức dược liệu kết hợp để tăng cường tác dụng của các thành phần khác. Việc kết hợp Thục địa với các dược liệu khác như Đương quy, Bạch truật và Địa liền để tạo thành các công thức dược phẩm có tác dụng cân bằng năng lượng, bổ thận và cải thiện sức khỏe tổng quát.

Theo bác sĩ y học cổ truyền trường cao đẳng dược sài gòn dược liệu Thục địa đã chứng tỏ vai trò quan trọng và tiềm năng trong lĩnh vực y học. Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã góp phần trong việc tìm hiểu và khai thác tác dụng của Thục địa, từ đó đưa ra các phương pháp chế biến và sử dụng hiệu quả trong ngành dược.

Có thể bạn quan tâm

Công dụng của trà xanh được giới Y học phân tích như thế nào?

Công dụng của trà xanh đã được khoa học chứng minh qua Y học cổ ...