Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Con đường lây nhiễm của bệnh thủy đậu

Con đường lây nhiễm của bệnh thủy đậu

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tình trạng nắng nóng có thể khiến nhiều bệnh gia tăng, trong đó có bệnh thủy đậu. Do đó tìm hiểu được những con đường lây nhiễm của căn bệnh này thì bạn sẽ có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Con đường lây nhiễm của bệnh thủy đậu

Con đường lây nhiễm của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là căn bệnh do virusVaricellavirus gây ra, đây cũng là căn bệnh trẻ nhỏ thường gặp. Ngoài ra, loại virus này còn có thể gây bệnh zoan ở người lớn. Khi mắc bệnh, bạn có thể có biểu hiện sốt, phát bạn mọc trên nhiều vùng da từ các nốt sần, bọng nước trong, bọng nước đục cho đến nốt vảy đen.

Cũng như các bệnh truyền nhiễm cấp tính khác, bệnh thủy đâu lây lan qua những con đường sau:

  • Lây truyền từ người sang người bằng tiếp xúc trực tiếp,
  • Lây qua đường không khí từ dịch tiết đường hô hấp
  • Lây gián tiếp qua các đồ vật vừa mới bị nhiễm chất dịch.

Theo đó, dịch thủy đậu cũng có tính chất chu kỳ nhất định và nguy hiểm như dịch sởi. Thời gian ủ bệnh: 2 đến 3 tuần.

Ở người bị thủy đậu, bệnh có thể lây từ 1-2 ngày trước khi phát ban gây ngứa cho đến khi tất cả những vết đã đóng vảy. Theo nghiên cứu, có khoảng 90% những người chưa từng bị thủy đậu sẽ mắc bệnh, nếu tiếp xúc với một người bị nhiễm bệnh.

Phòng bệnh thủy đậu như thế nào?

Phòng bệnh thủy đậu như thế nào?

Theo các giảng viên đào tạo Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tiêm phòng vắc-xin chính là cách phòng bệnh thủy đậu hiệu quả nhất. Mặt khác, tiêm phòng vắc-xin cũng đem lại hiệu quả cao, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu.

Theo nghiên cứu, có khoảng 90% người tiêm chủng đầy đủ vắc-xin có khả năng miễn dịch trọn đời với bệnh thủy đậu, 10 % còn lại là người bị thủy đậu sau tiêm chủng nhưng hầu hết các trường hợp này không có biến chứng và phát ban ít hơn.

Vắc-xin phòng bệnh thủy đậu có thể tiêm cho trẻ từ 12 tháng, tiêm 1 liều 0,5 ml dưới da. Trẻ từ 13 tuổi trở lên tiêm 2 liều cách nhau 4-8 tuần. Ngoài cách tiêm chủng vắc-xin để phòng chống bệnh hiệu quả thì người lành bệnh cần hạn chế tiếp xúc với người mắc bện thủy đậu để tránh trường hợp lây lan. Học sinh mắc bệnh cần được nghỉ học khi bắt đầu phát hiện bệnh.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, người bệnh cần sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học tránh các loại virus, vi khuẩn trú ẩn.

Khi người bệnh có dấu hiệu nặng cần nhanh chóng tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị, hạn chế biến chứng.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn – Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người bệnh dị ứng lúa mì

Dị ứng lúa mì là một tình trạng khi hệ thống miễn dịch của cơ ...