Ghép da là kỹ thuật thường được áp dụng đối với những vết thương lớn, không có khả năng tự liền mép như vết bỏng, vết loét, vết thương…
- Những công dụng chữa bệnh và tác hại của rau má
- Bài thuốc Đông Y chữa đau lưng hiệu quả
- Chuối xanh một vị thuốc đông Y “tuyệt vời” đối với bệnh dạ dày
Ghép da được thực hiện như thế nào?
Ghép da được thực hiện như thế nào?
Theo các chuyên gia tư vấn sức khỏe làm đẹp cho biết, ghép da là lấy mảnh da ghép lên vùng thiếu da. Mảnh da ghép sống được là nhờ sự thẩm thấu chất dinh dưỡng nơi nhận. Hoặc vạt da là khối da và mô cho khhi được ghép sẽ cần khâu nối mạch máu của vạt da vối vùng ghép để tái lập tuần hoàn nuôi sống vạt da. Về kỹ thuật ghép da có nhiều loại:
- Ghép da tự thân: Là vùng da cho và da nhận trên cùng một bệnh nhân, loại da này sẽ sống vĩnh viễn trên nền da ghép.
- Ghép da đồng loại: Là da cho lấy từ người khác, da này chỉ che phủ tạm thời, không được để quá 5 ngày mà không thay băng.
- Ghép da dị loại: Da ghép ở loại động vật khác, da ghép phải thay băng mỗi ngày, nguy cơ nhiễm trùng cao.
- Ghép da nhân tạo: Với chất liệu silicone, polyvinyl chlorid derivate cũng mang tính chất tạm thời.
Kỹ thuật ghép da thành công khi da ghép sống tốt trên vùng ghép, điều này phụ thuộc vào kỹ thuật ghép, tính chất mảnh da cho, khả năng tiếp nhận thích nghi của vùng ghép. Da ghép càng mỏng càng dễ dính, dễ sống, nhưng sẹo dễ co rút. Da ghép càng dày càng khó dính, dễ chết. Đối với người chuẩn bị được ghép da cần đảm bảo thể trạng tốt, không đang bị nhiễm trùng, các chỉ số xét nghiệm máu về: Protid, hồng cầu, bạch cầu, tốc độ lắng máu… trong giới hạn bình thường.
Theo các bác sĩ Tây y, với vùng da cho cần tắm rửa sạch sẽ, cạo lông vùng da trước mổ để tránh nhiễm trùng do vi khuẩn bám vào chân lông, lưu ý cạo nhẹ nhàng bằng dao cạo râu là tốt nhất, tránh không được để lại vết thương trên da. Sáng ngày phẫu thuật, da được rửa sạch, sát trùng da nhưng tránh sử dụng dung dịch có màu, sau đó băng kín, vô khuẩn trên vùng da đó. Đối với vùng da được ghép cảm bảo mô hạt nơi vết thương mọc tốt bằng với nền da, không tụ dịch, không có mủ, không có dấu hiệu nhiễm trùng. Vết thương cần được rửa sạch, lấy sạch dị vật, máu tụ, dịch ứ đọng, mô hoại tử nếu có. Băng kín vết thương bằng gạc vô khuẩn.
Chăm sóc sau mổ ghép vạt da như thế nào?
Chăm sóc sau mổ ghép vạt da như thế nào?
Chăm sóc vết thương ghép da cần chú ý di chuyển nhẹ nhàng, tránh va chạm và đảm bảo vùng da ghép bất động tốt. Tất cả các mảnh ghép đều được băng ép và bất động để khỏi bị bóc ra hay máu tụ dưới mảnh ghép. Nếu ở chi thì cần chú ý theo dõi dấu hiệu chèn ép thiếu máu nuôi dưỡng do băng ép quá chặt. Không thay băng, nếu mở băng quá sớm sẽ làm mảnh ghép bong ra.Thông thường nếu băng sạch sẽ thay băng vào ngày thứ 5. Nếu băng quá bẩn chỉ thay lớp băng ngoài. Nếu băng quá khô nên thấm gạc ẩm bằng nước muối sinh lý. Cắt chỉ muộn 12-14 ngày sau mổ
Đối với vùng da cho, không thay băng, để 8-10 ngày bong tự động tróc ra và tự lành. Phơi nắng giúp vùng da sớm lành hơn. Để đảm bảo quá trình liền da tốt việc nâng cao thể trạng và chế độ dinh dưỡng cần được chú trọng. Bệnh nhân nên ăn đầy đủ đa dạng thực phẩm, chú ý bổ sung: Protein, vitamin, khoáng chất, nước…Một số chuyên gia chia sẻ trên trang tin tức Y tế cũng khuyến cáo, bệnh nhân không nên hút thuốc lá, vì thuốc lá làm tăng nguy cơ chậm lành mảnh da ghép. Ngăn ngừa bệnh ngoài da và nhiễm trùng mảnh ghép bằng cách vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ gìn vết thương tránh va chạm, giây bẩn. Tránh stress, tâm lý lo âu, bệnh nhân nên giữ tâm trạng thoải mái, an tâm, hợp tác điều trị.
Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn