Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Cảnh báo đột quy trời nóng, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Cảnh báo đột quy trời nóng, dấu hiệu và cách phòng ngừa

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cần phải có cách phòng ngừa đột quỵ khi trời nắng nóng để bảo vệ cơ thể tránh khỏi đột quỵ

Nhiệt độ trong ngày dao động lớn tiềm ẩn nguy cơ gây ra bệnh đột quỵ cao

Nhiệt độ trong ngày dao động lớn tiềm ẩn nguy cơ gây ra bệnh đột quỵ cao

Theo Tin tức y dược thời tiết nắng nóng, nhiệt độ trong ngày dao động lớn tiềm ẩn nguy cơ gây ra bệnh đột quỵ cao. Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ và cách phòng tránh.

Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược -Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ chúng ta cần cảnh giác những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ như: Những người đang hoạt động ngoài trời nắng nóng có biểu hiện như: đột ngột mất ý thức, ngất; da nóng ran; nhiệt độ cơ thể có thể lên đến 40 – 41 độ C hoặc hơn. Người bệnh đổ mồ hôi, da ẩm ướt, yếu nửa người (liệt tay chân, méo miệng…), không nói được hoặc khó nói, nói ngọng, không xác định được thời gian và không gian.

Trường hợp tiến triển nặng: người bệnh có các biểu hiện kiệt sức do nắng nóng như: ra nhiều mồ hôi, khó chịu, đau đầu, mặt đỏ, da đỏ toàn thân, có cảm giác nghẹt thở, thở nhanh, đau bụng, buồn nôn và nôn mửa, đau đầu, choáng váng hoặc ngất, mệt mỏi, chuột rút. Các biểu hiện tổn thương thần kinh: li bì, giãy giụa, mê sảng, hôn mê và tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Những biểu hiện trên đây rất dễ nhầm với hiện tượng say nắng nên dễ bị bỏ qua, điều này gây nguy hiểm cho bệnh nhân nếu không được cấp cứu kịp thời.

Cần chủ động phòng ngừa đột quỵ để bảo vệ bản thân

Cần chủ động phòng ngừa đột quỵ để bảo vệ bản thân

Cách phòng ngừa đột quỵ do nắng nóng

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM thời tiết nắng nóng như hiện nay, tất cả mọi người cần chủ động phòng ngừa đột quỵ có thể xảy ra cho bản thân và những người xung quanh như:

Theo dõi dự báo thời tiết để chủ động phòng tránh.

  • Những người lớn tuổi không nên đi lại làm việc vào ngày nắng nóng, nhất là giờ cao điểm từ 10g sáng đến 4g chiều. Ra ngoài trời cần có mũ nón, uống nước.
  • Mặc quẩn áo dài và đội mũ rộng vành để bảo vệ da khỏi ánh mặt trời. Quần áo nên làm bằng chất liệu nhẹ và thoáng mát; không nên đột ngột từ phòng điều hòa ra ngoài nắng ngay mà phải có thời gian thích ứng với nhiệt độ ngoài trời.
  • Máy điều hòa nên để trong khoảng nhiệt độ: 26 – 280C. Hoặc có thể làm mát nhà bằng cách che nắng, mở cửa cho thông thoáng, bật quạt.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể, nên dùng thêm nước trái cây, rau xanh.
  • Các bác sĩ tư vấn khuyến cáo với những người lớn tuổi có bệnh tim mạch đã từng đột quỵ thì không nên ra ngoài nắng sau 10g sáng. Không làm việc hoạt động gắng sức khi cơ thể mệt mỏi, đói, khát khi ở ngoài trời nắng.

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người bệnh dị ứng lúa mì

Dị ứng lúa mì là một tình trạng khi hệ thống miễn dịch của cơ ...