Danh mục
Trang chủ > Đông Y > Bật mí những công dụng chữa bệnh hữu ích từ cây Trầm

Bật mí những công dụng chữa bệnh hữu ích từ cây Trầm

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trầm là một loại cây lấy gỗ hay còn được gọi với tên khác là Trầm hương, Trầm gió…Tuy nhiên ít ai ngờ rằng trầm còn là một vị thuốc Đông y với nhiều công dụng chữa bệnh thần kỳ.

Trầm thường mọc hoang hay được trồng ở các vùng núi

Trầm thường mọc hoang hay được trồng ở các vùng núi

Bài viết này các bạn đọc hãy cùng với các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM tìm hiểu cụ thể hơn về thông tin cũng như những lợi ích từ cây Trầm mang lại đối với sức khỏe con người.

Tìm hiểu thông tin về cây Trầm

Trầm có tên khoa học Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte; thuộc họ Trầm – Thymelaeaceae. Trầm là dạng cây gỗ cao 30m-40 m. Vỏ thân màu xám tro. Lá mỏng, mọc so le, chóp và gốc thuôn nhọn, mặt dưới nhạt có lông. Cụm hoa hình tán, mọc ở nách lá gần ngọn. Hoa màu trắng xám. Quả nang hình quả lê, có lông, nứt thành 2 mảnh, chứa 1 hạt.

Theo y học cổ truyền, Trầm có vị cay, hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng: Điều khí và giảm đau, hạ khí kéo dài và chống nôn. Bổ thận và chữa hen.

Trầm và một số thành phần hóa học

Về thành phần hóa học, các giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết có tinh dầu mà thành phần chủ yếu là benzylaceton 26% metoxybenzalaceton 53 % và terpen alcol 11%, còn có acid cinamic và các dẫn xuất của nó. Ở loài Bạch mộc hương của Trung Quốc- Aquilaria simensis (Lour.) Gilg., trong tinh dầu có agarospirol, baimuxianic acid, baimuxianal.

Tác dụng dược lý của cây Trầm

Sản phẩm chưng cất và dạng chiết trầm hương có tác dụng ức chế sự co bóp tự chủ của hồi tràng chuột lang và chống co thắt cơ trơn do histamin và acetylcholin gây ra. Trên mèo gây mê, nó có tác dụng làm giảm biên độ co bóp của ruột do tiêm acetylcholin, đồng thời làm giảm nhu động tự nhiên của ruột.

Đơn thuốc chữa bệnh áp dụng với cây Trầm

Cây trầm được dùng với nhiều công dụng chữa bệnh hữu ích

Cây trầm được dùng với nhiều công dụng chữa bệnh hữu ích

  • Trị bệnh do xúc động tinh thần, khí dồn lên thở gấp, buồn bực ăn không được Trầm hương, Nhân sâm, Ô dược, Hạt cau đều 6g sắc lấy nước uống.
  • Hỗ trợ nam giới: Bột trầm hương, nhân sâm, quế nhục, ngũ vị tử và chích thảo (cam thảo đã sao) đem hãm với nước sôi để uống. Bài này dùng cho những trường hợp nam giới bị lạnh ở bụng dưới; tay, chân thường xuyên lạnh; khả năng sinh dục bị suy yếu.
  • Chữa chứng nấc, nôn ói: Bột trầm hương, nhục đậu khấu, hạt tía tô (mỗi thứ 2 chỉ). Cách chế biến cũng đem hãm như trên rồi lấy nước uống, có tác dụng trị chứng nấc, nôn ói do bị lạnh, khí nghịch.
  • Trị bệnh nặng phát nấc hay nôn ói: Trầm hương, Ðậu khấu, hạt Tía tô, lượng bằng nhau, mỗi vị 4g -6 g sắc lấy nước uống.
  • Trị chứng xúc động mạnh gây khó thở: Bột trầm hương và nhân sâm (mỗi thứ 2 chỉ), đem hãm với một chén nước sôi khoảng 10 phút, lấy nước để uống. Phương thuốc này rất hiệu nghiệm trong trường hợp bị xúc động mạnh, khí nghịch lên trên gây khó thở.
  • Trị hen khí quản Hen khí quản: Trầm hương 1,5g, Trắc bách diệp 3g, tán mịn thành bột và uống trước khi đi ngủ. Người âm hư hỏa vượng không nên dùng.

Các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM lưu ý cho các bạn đọc rằng thận trọng cho người âm hư hỏa vượng, phụ nữ có thai.

Có thể bạn quan tâm

Dược liệu Tứn khửn có công dụng như thế nào với nam giới?

Dược liệu Tứn khửn, còn được biết đến với tên gọi là “thần dược” của ...