Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Cảnh giác với một số thực phẩm phổ biến có thể gây ngộ độc

Cảnh giác với một số thực phẩm phổ biến có thể gây ngộ độc

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Sắn, khoai tây mọc mầm, cà chua xanh, hạt điều mốc, cá ngừ là thực phẩm có thể gây ngộ độc bạn nên cẩn thận khi chế biến thành thức ăn.

Mật ong chưa được tiệt trùng chứa độc chất grayanotoxin

Mật ong chưa được tiệt trùng chứa độc chất grayanotoxin

Mật ong

Mật ong có tính bình, vị ngọt, công dụng giải độc, nhuận tràng. Mật ong là vị thuốc đông y được sử dụng để chủ trị các bệnh tỳ vị hư nhược, ho khan, táo bón, điều hòa khí huyết, giải độc.

Tuy nhiên, mật ong chưa được tiệt trùng chứa độc chất grayanotoxin. Chất độc này có thể khiến người dùng nôn mửa, chóng mặt và mệt mỏi. Một thìa grayanotoxin đậm đặc bạn có thể bị đau đầu, chóng mặt, yếu và nôn. Triệu chứng có thể kéo dài đến 24 giờ.

Sắn (khoai mì)

Trong khoai mì có axit HCN, vào cơ thể gây khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật, ngừng thở, có thể bị ngộ độc nếu ăn không đúng cách. Hàm lượng HCN trong sắn rất khác nhau phụ thuộc vào giống sắn.

HCN là axit dễ bay hơi và tan trong nước. Nhờ đặc điểm hóa học này nên việc thải chất độc trong sắn trở nên đơn giản hơn. Nên bóc bỏ vỏ sắn, cả lớp vỏ lụa lẫn vỏ cứng rồi ngâm vào nước, ngâm càng lâu càng tốt, khi luộc sắn nên mở nắp nhiều lần để chất độc bay hơi bớt.

Nếu khoai sắn có vị đắng thì không nên ăn. Có thể ăn sắn luộc với các loại đường, mật để trung hòa axit độc trong sắn. Giáo sư Thịnh khuyên hạn chế cho trẻ nhỏ ăn sắn, nhất là ăn lúc đói và ăn vào buổi tối, vì khó phát hiện dấu hiệu ngộ độc HCN.

Khoai tây mọc mầm chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc, có tính gây mê

Khoai tây mọc mầm chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc, có tính gây mê

Khoai tây mọc mầm

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM chia sẻ: khoai tây mọc mầm chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc, có tính gây mê.

Ngoài ra, lá và thân cây khoai tây có hàm lượng glycoalkaloid tự nhiên cao. Khi khoai tây có màu xanh tức là hàm lượng solanine đạt mức có nguy cơ gây nguy hiểm. Vì vậy, không nên ăn phần củ có màu xanh. Solanine cũng tạo vị đắng cho khoai tây sau khi nấu chín.

Ăn với lượng ít, solanine và alpha-chaconine trong khoai tây gây những vấn đề ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Ngộ độc nặng hơn, bạn mê sảng, tê liệt, chậm chạp, đau bụng, giảm khả năng nhìn và nôn. Hàm lượng lớn solanine trong cơ thể có thể dẫn đến tử vong.

Cà chua xanh

Giống như khoai tây, cà chua xanh chứa chất độc solanine, gây ngộ độc. Các triệu chứng phổ biến sau khi ăn cà chua xanh là đau đầu chóng mặt, nôn ói… Các chuyên gia khuyến cáo nên bỏ hạt cà chua khi chế biến. Ăn cà chua sống không tốt cho sức khỏe.

Hạt điều không bảo quản cẩn thận có thể sinh ra các chất độc

Hạt điều không bảo quản cẩn thận có thể sinh ra các chất độc

Hạt điều mốc

Hạt điều là thực phẩm ngừa ung thư, nuôi dưỡng tóc và da, tốt cho xương, giảm cân, ngăn chặn sỏi mật và nhiều lợi ích sức khỏe khác. Tuy nhiên, hạt điều không bảo quản cẩn thận, để tiếp xúc với không khí trong thời gian dài gây nấm mốc, các axit béo bị oxy hóa, sinh ra các chất độc, tiềm ẩn nguy cơ ung thư.

Cá ngừ

Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Bình Thạnh TPHCM cho biết; Histamin là chất gây dị ứng thường có trong thịt, cá. Nồng độ histamin trong cá ngừ nhiều hơn thực phẩm khác. Cá ngừ không còn tươi thì histamin càng phát sinh nhiều hơn, khi ăn có nguy cơ bị ngộ độc. Các triệu chứng là phù người, nhức đầu, nôn mửa, ngứa đỏ ngoài da, thậm chí tử vong nếu nồng độ histamin quá cao.

 

Có thể bạn quan tâm

Chất xơ là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống lành mạnh

Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng tiêu hóa ...