Nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông khiến trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh, để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, các chuyên gia Y tế tư vấn phụ huynh cách phòng ngừa nhiễm lạnh ở trẻ như sau.
- Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng cho trẻ hiệu quả
- Một số điểm cần lưu ý trong việc điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ
- Nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ
Bác sĩ tư vấn cách phòng ngừa nhiễm lạnh ở trẻ mùa đông
Giữ ấm cho trẻ đúng cách
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, chuyên gia nhi khoa (Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), có 4 vị trí “vàng” của trẻ phải luôn đảm bảo được giữ ấm là bụng, chân, tay, lưng. Cứ qua mỗi đợt rét là lượng trẻ nhập viện lại tăng 30-40% so với ngày thường bởi các chứng bệnh thường gặp ở trẻ em về đường hô hấp như như viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi.
Theo các chuyên gia Y Dược học Việt Nam, những sai lầm các cha mẹ thường mắc phải là “giữ ấm” quá kỹ, mặc quá nhiều quần áo cho con. Thân nhiệt của trẻ không như người lớn, lạnh quá hay nóng quá đều khiến trẻ dễ sinh bệnh. Nhiều cha mẹ thường mặc rất nhiều quần áo cho trẻ vì sợ trẻ bị lạnh, thậm chí còn dán các miếng giữ nhiệt cho trẻ. Khi đó, trẻ dễ ra mồ hôi lưng, ngực, đầu, quần áo ướt sẽ biến thành lạnh, dẫn đến trẻ bị cảm lạnh, viêm phổi.
Cha mẹ cần biết giữ ấm cho trẻ đúng cách
Tắm cho trẻ đúng cách
Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội cho biết, thực tế có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ viêm phổi vì bố mẹ vẫn duy trì tắm sai cách cho trẻ mỗi ngày trong thời tiết giá lạnh. Ở thành phố với nhà tắm kín gió, có đèn sưởi, thậm chí có điều hòa hai chiều nâng nhiệt độ cao, ấm phòng mới tắm cho bé sẽ ít bị ảnh hưởng hơn. Tuy nhiên ở các vùng nông thôn phòng rộng, một chiếc máy sưởi nhỏ không đủ để làm ấm cả căn phòng. Vì thế, tắm trong thời tiết lạnh rất dễ khiến trẻ có nguy cơ nhiễm lạnh, chủ yếu trong lúc cởi đồ và mặc đồ sau tắm.
Chính vì thế các chuyên gia Y tế tư vấn, khi tắm cho trẻ cần đóng kín cửa phòng không để gió lùa. Nếu có điều kiện bật điều hòa hai chiều để phòng ấm, hoặc dùng máy sưởi đặt trước chậu nước tắm. Lấy nước đủ để làm ngập toàn thân trẻ, tuyệt đối không tắm “khô”, lau người từng phần như quan niệm truyền thống của nhiều người. Vì khi cơ thể ngập trong nước ấm, trẻ sẽ được giữ ấm, còn hở phần da nào lên trên mặt nước trẻ sẽ bị lạnh, cần tắm nhanh cho trẻ.
Bác sĩ Y học cổ truyền tư vấn, khi tắm xong, nhanh chóng ủ người trẻ trong khăn tắm dày đã được hơ qua máy sưởi, dùng tay bóp nhẹ, nhanh cơ thể trẻ để thấm nước, theo nguyên tắc từ trên xuống dưới. Lau khô phần thân trên rồi nhanh chóng mặc áo đủ ấm. Khi mặc vẫn để khăn phủ ngực cho đến khi đóng được hoàn toàn các cúc áo. Đặc biệt, cha mẹ nên chú ý đến dinh dưỡng trong từng bữa ăn của trẻ, tăng cường thức ăn có dinh dưỡng, thức ăn mềm cho trẻ, tăng cường hoa quả để tăng sức đề kháng cho trẻ chống chọi lại mùa đông.
Nguồn: Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội Tổng hợp.