Trúng thực là gì? Trúng thực là khi chúng ta ăn trúng một loại thực phẩm gì đó mà nó gây hại, dân gian gọi là trúng thực nhưng trong y học gọi là ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân gây ngộ độc thì có rất nhiều nguyên nhân, một số nhóm thực phẩm bị ôi thiu, bị nhiễm khuẩn, một số vi khuẩn tiêu hoá, khuẩn tả và lị, một số nhiễm khuẩn tụ cầu vàng có trên da của mình.
Bị trúng thực nên ăn uống gì?
Trúng thực có nguy hiểm?
Cử nhân Y khoa Trần Hương Ly – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay: Những trường hợp ăn trúng những thực phẩm có độc, những người đi biển họ hay ăn cá nóc và họ biết xử lý nhưng những người không chuyên khi bắt mà sử lý không đúng cũng rất dễ gây ăn trúng độc. Và đó là những thực phẩm sẵn trong tự nhiên mà mình không biết ăn trúng thì sẽ gây ngộ độc. Có những loại thực phẩm khác mà nó tồn dư những chất như hoá chất, phẩm màu độc hại hoặc những chất độc hại mà khi ướp trong thực phẩm hoặc một số nhóm thực phẩm được sử dụng nuôi trồng ở những vùng đất mà bị nhiễm bẩn, ví dụ như nhiễm các kim loại nặng hoặc trồng hoa màu có những nguồn nước xử lý không tốt thì khi đó những thực phẩm đó nó ngấm vào trong những thực phẩm mà mình không biết khi đó ăn vào sẽ bị nhiễm độc hay còn gọi là trúng thực. Một số nguyên nhân cơ bản là như vậy.
Thực ra, theo bác sỹ y khoa tại các trường Cao đẳng Dược Hà Nội thì những trường hợp phản ứng như vậy là phản ứng thường có lợi cho cơ thể. Nghĩa là sẽ có một số các triệu chứng mà khi mình biết được triệu chứng đó là những dấu hiệu độc lập hay biểu hiện để mình có thể nhận ra, khi này cơ thể dường như đang bảo vệ chúng ta khi có phản ứng với những chất độc.
Thông thường đường tiêu hoá của chúng ta sẽ sức miễn dịch hay còn gọi là đề kháng của đường tiêu hoá. Ví như cùng một loại thực phẩm đó khi mình ăn vào có nhiễm bẩn như nhau nhưng một số người địa phương tại khu vực đó ăn, họ ăn do họ tiếp xúc nhiều lần rồi nên sức đề kháng của họ nó không việc gì. Nhưng mà mình từ nơi khác đến ăn, đường ruột mình sẽ không giống như họ và khi mình tiếp xúc một cái chất lạ lập tức hệ tiêu hoá của mình nó sẽ phản ứng. Và như vậy thì những cái trường hợp đó là vì sao trong cùng một bữa ăn mà cái tần suất có người bị ngộ độc có người không.
Những dấu hiệu của trúng thực?
Tùy theo độc tố của những thực phẩm đó là gì mà cái triệu chứng của đường tiêu hoá xảy ra ngay lập tức hoặc có thể xảy ra từ 5 đến 10 phút và cũng có thể xảy ra nhiều giờ. Thì cái triệu chứng đầu tiên người bệnh có thể bị đó là cảm giác nôn, buồn nôn và thậm trí là tiêu chảy, đau bụng và một số trường hợp người bệnh có một cái biểu hiện là thần kinh cảm giác choáng váng rồi lờ đờ, lơ mơ, mất ý thức hoặc thậm trí là co giật nhiễm trùng. Khi mình xác định những triệu chứng nghi ngờ là ngộ độc thì việc đầu tiên là ngừng ăn các thực phẩm và sau đó kích thích nôn hết những thực phẩm mà mình nạp vào cơ thể vừa rồi. Sau đó gia đình nên đưa đến cơ sở y tế, tuỳ theo tình trạng của bệnh nhân sẽ có những hướng xử trí.
Một số thực phẩm cần chế biến kỹ trước khi ăn uống
Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Để hạn chế việc trúng thực. Thứ nhất các thực phẩm mình ăn vào cơ thể phải đảm bảo được nguồn gốc ra sao. Thứ hai cái thực phẩm đó phải chế biến một cách hợp lý không biến tấu khác lạ, hợp vệ sinh, không nên tiếc những thực phẩm ôi thiu mà cố ăn. Trước khi ăn phải vệ sinh sạch sẽ tay chân.
Một điều lưu ý nữa là khi đến một vùng mới, món ăn mới, thực phẩm lạ khi đó không nên ăn quá nhiều, quá no. Nên ăn ít để thử xem mình có hợp với món đó hay thực phẩm đó hay không. Từ đó mình có thể tránh hoặc hạn chế tình trạng ngộ độc hay trúng thực.
Đối với trúng thực ở trẻ em, thường triệu chứng điển hình sẽ nôn, đau bụng,những biểu hiện bất thường lạ sảy ra… Khi đó gia đình cho trẻ ngừng ăn, nếu trẻ có bất thường về thần kinh như quấy khóc hoặc co giật, lờ đờ thì gia đình xử trí bằng cách: Cho trẻ nằm xuống, nghiêng qua một bên để trẻ có thể nôn hết các dịch ở trong đường tiêu hoá ra ngoài và sau đó cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí tình trạng bệnh trẻ em nhanh chóng. Đối với trẻ con diễn biến rất là nhanh, sức đề kháng của trẻ rất yếu, nguy cơ chuyển nặng cũng sẽ nhanh hơn người lớn.
Chia sẻ và biên tập bởi Cử nhân Y khoa Trần Hương Ly!
Tổng hợp tại https://yduochocvietnam.edu.vn/