Danh mục
Trang chủ > Bệnh Trẻ em > Bệnh hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Bệnh hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hạ đường huyết là một trong ba nguy cơ chính thường gặp ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên khi tình trạng kéo dài mãn tính thì có thể gây các biến chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các yếu tố nguy cơ gây hạ đường huyết tạm thời ở trẻ

Các yếu tố nguy cơ gây hạ đường huyết tạm thời ở trẻ

Các yếu tố nguy cơ gây hạ đường huyết tạm thời ở trẻ

Theo các bác sĩ Tây y tư vấn, trẻ sơ sinh có suy hô hấp, hạ thân nhiệt thường đi kèm với nguy cơ hạ đường huyết sau sinh. Nguy cơ này cũng cao hơn ở những trẻ sơ sinh non tháng hoặc già tháng, mẹ có tiền sử mắc đái tháo đường và tăng cân quá nhiều trong quá trình mang thai, thai nhi chậm phát triển trong tử cung, sau sinh mẹ cho con bú trễ,… Trường hợp người mẹ dung nạp các thuốc như terbutaline, propranolon hay các dung dịch ưu trương cũng làm tăng nguy cơ hạ đường huyết sau sinh cho con. Trẻ nhiễm trùng sau đặt catheter động mạch rốn sai vị trí, ngừng cung cấp đường hàm lượng cao, các bệnh lý gây tăng sử dụng và giảm sản xuất glucose như stress chu sinh, bệnh đa hồng cầu bẩm sinh…là những nguyên nhân khiến trẻ dễ hạ đường huyết

Thông thường triệu chứng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh rất khó nhận biết vì trẻ chưa đủ những phản xạ cần thiết để báo hiệu cho người lớn những bất thường trong cơ thể, mẹ phải thật tinh ý mới có thể nhận biết được những dấu hiệu này ở bé. Khi nồng độ đường huyết quá thấp còn có thể có những biểu hiện như sau: bồn chồn, khó ngủ, bỏ bú, quấy khóc. Nặng có những triệu chứng thần kinh như li bì, bứt rứt, thở không đều và thỉnh thoảng có cơn ngừng thở, co giật khu trú hoặc toàn thể. Trẻ có dấu hiệu run chi, kích thích, tăng đáp ứng với kích thích, đổ mồ hôi và hạ thân nhiệt.

Tác động của hạ đường huyết đến sức khỏe của trẻ

Tác động của hạ đường huyết đến sức khỏe của trẻ

Tác động của hạ đường huyết đến sức khỏe của trẻ

Là một căn bệnh trẻ em nguy hiểm nên mẹ cần chú ý để sớm có biện pháp thăm khám và điều trị kịp thời. Trên thực tế trẻ sơ sinh hạ đường huyết là tình trạng đường trong máu thấp hơn mức bình thường, nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến não bộ. Tế bào não của cơ thể người có đặc điểm là có tính thấm cao với glucose mà không cần tác dụng của insulin, không những vậy glucose là nguồn dinh dưỡng duy nhất mà tế bào não có thể sử dụng được. Do vậy khi lượng đường trong máu giảm thấp dưới 50mg/dl người bệnh sẽ có những triệu chứng của rối loạn thần kinh và định hướng như cơn loạn thần, co giật, rối loạn ý thức, nặng có thể hôn mê rất nguy hiểm.

Để đề phòng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh thì mẹ nên cho trẻ bú sớm trong vòng 1h sau sinh, đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho con: nuôi ăn sớm sau sinh, các cữ sữa mẹ cho bú không quá 3 giờ, cho bú mẹ nhiều hơn uống nước đường, cần dinh dưỡng tĩnh mạch ngay cho trẻ nếu trẻ không ăn được qua đường tiêu hóa. Lưu ý không cần truyền dinh dưỡng đường hoặc theo dõi đường huyết khi lượng đường huyết tăng lên sau nuôi ăn hoặc trẻ không có các triệu chứng lâm sàng của hạ đường huyết. Với những trường hợp trẻ có nguy cơ hạ đường huyết cần theo dõi đường huyết sau 1-2 giờ đầu sau sinh, nếu đường huyết thấp hơn ngưỡng cần theo dõi lại đường huyết sau nuôi ăn từ 2 -3 giờ. Mặt khác, sau sinh cần đảm bảo thân nhiệt tránh hạ thân nhiệt của trẻ. Để đảm bảo chắc chắn có thể tiến hành xét nghiệm đường máu có hệ thống bằng que thử Dextrostis 3 giờ một lần trước mỗi bữa ăn trong vòng 3 ngày đầu nếu định lượng đường máu dưới 0,45g/l. Cha mẹ cần kiểm soát và theo dõi lượng đường huyết của con chặt chẽ tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra với con.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

dau-bung-kinh

Bị trúng thực nên ăn uống gì?

Trúng thực là gì? Trúng thực là khi chúng ta ăn trúng một loại thực ...