Cây bách nha còn có tên gọi khác là cây đơn răng cưa, được xem là một vị thuốc được ứng dụng trong các bệnh ngoài da như mẩn ngứa, mề đay, ghẻ lở… Vậy cây bách nha dùng như thế nào trong đông y?
Những thông tin cơ bản về cây bách nha
Thầy thuốc Y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết cây bách nha là một loại thực vật nhẵn và kích thước nhỏ, có thân gầy và gân dọc, có phần bì khổng. Lá bách nha có hình dáng hơi thuôn dài với chiều dài từ 8 đến 13 cm, chiều rộng dao động từ 3 đến 9 cm, còn cuống lá phía trên dài từ 1 – 2 cm.
Hoa cây bách nha thường mọc thành chùm đơn hoặc phân nhánh ở phần ba phía dưới, có màu trắng. Quả của cây có hình giống như trái trứng, đường kính khoảng 3mm, bề mặt nhẵn và có vỏ ngoài mỏng nhưng cứng cáp. Loại quả này có nhiều hạt, mỗi hạt có kích thước khoảng 0.6mm và có nhiều cạnh.
Mùa hoa bách nha nở là vào tháng 2, còn mùa quả bách nha là vào tháng 10 hàng năm. Cây bách nha mọc hoang ở nhiều khu vực trong quốc gia Việt Nam, đặc biệt phân bố nhiều ở miền Bắc và miền Trung. Người ta cũng tìm thấy loại cây này ở Trung Quốc.
Cây bách nha là một vị thuốc đông y nổi tiếng trong Đông y và chưa được khai thác triệt để về công dụng. Thực tế, người Việt Nam thường dùng lá của cây này để chế các bài thuốc chữa trị mẩn ngứa dị ứng hoặc mề đay với hình thức bôi ngoài da, hoặc nấu thành nước tắm.
Tổng hợp bài thuốc chữa bệnh với cây bách nha
Chữa tiêu chảy: Bài thuốc này không được chỉ định cụ thể về nguyên liệu, mà thường thông qua các phong tục tập quán. Theo đó, khi nem được gói bằng lá bách nha và ăn cùng gỏi thịt, các chứng bệnh tiêu hóa, đặc biệt là bệnh tiêu chảy, sẽ được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, cách này cũng hỗ trợ trừ độc cơ thể.
Chữa trị ghẻ và mẩn ngứa: Bài thuốc chữa trị ghẻ và mẩn ngứa được giới thiệu với 2 hình thức:
- Phương thức 1: sắc 15 – 30 gram lá bách nha khô với nước, sau đó dùng nước thuốc uống 2 lần mỗi ngày.
- Phương thức 2: phối hợp sắc lá bách nha với một vài vị thuốc khác như cam thảo đất, lá đơn đỏ, kim ngân hoa, rau má, mã đề… để tăng hiệu quả của thuốc.
Bách nha dùng tẩy giun kim: Người bệnh có thể giã 50 gram lá non bách nha cùng với đường và nước, tạo thành một hỗn hợp nước thuốc, nên uống vào buổi sáng sớm. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng lá non này để nấu thành canh ăn hàng ngày.
Chữa bỏng và tê thấp, đau nhức: Bài thuốc này có phương pháp thực hiện vô cùng đơn giản: theo dân gian, người bệnh chỉ cần dùng lá bách nha đắp vào khu vực đau, và cơn đau sẽ có những cải thiện đáng kể.
Có thể nói, tính tới thời điểm hiện tại, thông tin về cây bách nha vẫn còn hạn chế và vẫn chưa được khai thác nhiều. Trong tương lai, loại cây thuốc này với tiềm năng chữa bệnh chắc hẳn sẽ được vận dụng nhiều hơn trong các bài thuốc.
Bác sĩ giảng viên Cao đẳng dược TPHCM khuyến cáo thông tin về cây bách nha chỉ mang tính chất tham khảo!