Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta không thể tránh khỏi căn bệnh tiêu chảy. Ngoài việc dùng thuốc tây trong điều trị thì chúng ta có thể áp dụng một số bài thuốc cổ truyền trong trị tiêu chảy rất hiệu quả.
- Những món ăn bài thuốc chữa bệnh từ kim ngân hoa
- Y học cổ truyển bài thuốc Đông Y chữa chứng tê buồn
- Bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh từ chua me đất hoa vàng
Dược sĩ chia sẻ 8 bài thuốc cổ truyền trị tiêu chảy hiệu quả
1. Lá cây nhót
Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Lá nhót sao vàng, sắc nước uống chữa ỉa chảy . Dùng lá tươi (20-30 gram) hoặc lá khô (6-12g), thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
2. Hồng xiêm xanh
Hồng xiêm xanh có vị chát, tính bình là phương thuốc hiệu quả chữa ỉa chảy , kiết lỵ.
Cách dùng như sau: Cắt quả hồng xiêm xanh thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần dùng lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước phải ngập hồng xiêm. Sau đó đổ ra lấy nước uống mỗi ngày 2 lần.
Lưu ý là đối với trẻ nhỏ, trước khi cho uống nên nếm thử, không được cho trẻ uống đặc quá.
3. Trường thọ thái
Trong Đông Y, Trường thọ thái có vị chua, tính hàn, không có độc, có kháng sinh tự nhiên, có khả năng giải độc, tiêu thũng.
Phòng ngừa: Hàng ngày dùng từ 100-200 gram Trường thọ thái làm rau ăn hoặc nấu cháo ăn hàng ngày.
Chữa bệnh: Khi đã có triệu chứng đau bụng, ỉa chảy nhiều, dùng Trường thọ thái tươi 100 gram, cỏ sữa tươi 50 gram sắc uống thay nước trong ngày. Nếu ỉa chảy ra máu có thể bổ sung thêm 20 gram nhọ nồi, 20 gram rau má vào sắc uống cùng.
4. Quả lựu tươi
Theo Đông y, quả lựu có vị chua ngọt, tính ấm; vào 2 kinh Vị và Đại Tràng. Có tác dụng sinh tân chỉ khát, chỉ huyết (cầm máu), săn chắc niêm mạc ruột nên rất thích hợp để chữa ỉa chảy cho trẻ.
Cách làm: Dùng lựu tươi 2 quả, bóc bỏ vỏ, lấy thịt sắc với 500ml nước, đun nhỏ cho cạn còn 150ml, vớt hạt ra cho mật ong vào cho đủ ngọt; chia ra 2-3 lần uống hết trong ngày. Ngoài tác dụng chữa ỉa chảy , còn có tác dụng điều hòa chức năng tiêu hóa.
5. Can khương tươi
Can khương tươi: 100 gram (hoặc Can khương khô 30 g). Lá chè khô: 5 g. Hai thứ này đun chung với 800 gram nước cho đến khi còn 2/3 số nước rồi đổ thêm 15g dấm gạo, chia uống 3 lần/ ngày. Dùng cho trường hợp trẻ ỉa chảy do lạnh bụng, ăn phải đồ lạnh.
6. Ngưu bì đống
Hái một nắm lá Ngưu bì đống tía khoảng 100 gram (Ngưu bì đống tía thì tốt và thơm hơn lá Ngưu bì đống trắng) rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 5 phút, vớt ra để ráo nước.
Sau đó, rã lá Ngưu bì đống thật nhỏ, rồi cho vào bát và đập 1 quả trứng gà, đồng thời thêm một chút muối (cho vừa miệng), trộn đều mang đi chiên. Trở đều hai mặt cho trứng và rau Ngưu bì đống chín đều, lấy ra cho người bệnh ăn (ngày 2 lần).
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo Cao đẳng Dược 2023
7. Búp ổi
Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội hướng dẫn: Lấy vài búp ổi, sắc lên lấy nước cho trẻ uống, mỗi lần cho uống đổ 1 chút vào cái chén, sau đó cho người bệnh uống.
8. Ba thư xanh
Ba thư xanh mẹ gọt mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài, để lại lớp vỏ xanh bên trong (hoặc tước vỏ cũng được), xay nhuyễn trộn với cháo rồi nấu chín cho trẻ ăn trong khoảng 3 ngày.
Thông tin về các bài thuốc trị tiêu chảy đi ngoài trên đây chỉ mang tính chất tham khảo!
Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn tổng hợp
Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường