Danh mục
Trang chủ > Đông Y > Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ công dụng của dược liệu Kiệu đỏ

Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ công dụng của dược liệu Kiệu đỏ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cây Kiệu đỏ được trồng trong các vườn thuốc nam thường được phơi khô để làm thuốc, bên cạnh đó nó còn được dùng làm rau xào ăn, nấu nước, ngâm rượu uống. Vậy Kiệu đỏ có tác dụng gì?


Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ công dụng của dược liệu Kiệu đỏ

1. Đặc điểm của cây Kiệu đỏ

Các giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết: Cây Kiệu đỏ thường hay gọi những cây thuốc bổ, có nhiều công dụng là sâm, đồng thời phần thân của cây này lại phình ra trông khá giống củ hành, nên được người dân gọi là Kiệu đỏ.

Kiệu đỏ là cây thảo, sống lâu năm, cao khoảng 30  cho đến  60cm. Lá cây Kiệu đỏ có hình mũi mác dài, trên lá có những gân chạy song song. Lá câu tập trung nhiều về phía gốc cây.

Thân cây Kiệu đỏ phình ra thành những củ giống củ hành, nhưng có màu đậm hơn và dài hơn, bên ngoài có lớp vảy màu đỏ nâu. Củ Kiệu đỏ dài khoảng 4  cho đến  5cm, với đường kính 2  cho đến  3cm, khi cắt ra thấy bên trong củ có màu đỏ nhạt với vòng tròn đồng tâm màu trắng.

Hoa của cây Kiệu đỏ mọc thành từng chùm với 3 cánh hoa màu trắng hoặc màu vàng nhạt và có 3 lá đài, 3 nhị màu vàng.

2. Kiệu đỏ chữa bệnh gì?

Theo dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết trong tài liệu dược lý, củ Kiệu đỏ kháng với một số loại vi khuẩn gây viêm đường hô hấp và đường ruột, đồng thời có tác dụng kích thích tiêu hóa, an thần.

Theo Đông Y, củ Kiệu đỏ có vị ngọt nhạt hơi hắc, tính ấm, không độc. Kiệu đỏ có tác dụng bổ huyết, thông huyết, tiêu độc, sinh cơ, an thần… Nó thường được dùng làm thuốc bổ huyết, giúp tiêu hóa, điều chữa các chứng bệnh như ăn kém, khó ngủ, mụn nhọt, tổ đỉa, vảy nến, ho viêm phế quản, chấn thương ứ huyết, phong thấp đau khớp. Kiệu đỏ thường được dùng dưới dạng thuốc sắc uống hoặc ngâm rượu uống.

Vị thuốc Kiệu đỏ có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, nấu cao, chế thành viên, ngâm rượu hoặc dùng làm thuốc đắp ngoài. Liều lượng dùng từ 4  cho đến  12g/ngày, có thể dùng tươi hay khô tùy theo nhu cầu dùng.

Kiệu đỏ có thể gây dị ứng vì vậy những người có cơ địa máu nóng hay lở ngứa không dùng.

Trong Đông Y, dược liệu Kiệu đỏ chữa bệnh gì?

3. Một số bài thuốc Y học cổ truyền từ củ Kiệu đỏ

  • Bài thuốc Y học cổ truyền chữa viêm họng, viêm amidan, viêm phổi: Dùng Kiệu đỏ 3g, vỏ rễ cây cau, sài đất, cỏ nhọ nồi, bách bộ, mạch môn, mỗi vị 12g, sắc uống.
  • Bài thuốc Y học cổ truyền chữa mụn nhọt sưng tấy: Dùng Kiệu đỏ 4g, bông trang, đơn tướng quân, sài đất, bồ công anh, mỗi vị 16g, sắc uống.
  • Bài thuốc Y học cổ truyền ngâm rượu bổ huyết chữa tê thấp: Dùng Kiệu đỏ, cốt toái bổ, cẩu tích, độc hoạt, đương quy, bạch chỉ, mỗi vị 50g, ngâm với 2 lít rượu uống dần.
  • Bài thuốc Y học cổ truyền chữa thiếu máu, mất ngủ: Dùng 30g Kiệu đỏ sắc chung với 14g lạc tiên lấy nước uống, cũng có thế nấu cao dùng dần.
  • Bài thuốc Y học cổ truyền chữa thiếu máu, sa trực tràng: Dùng Kiệu đỏ 15g, đảng sâm 15g, xuyên khung 6g, hoàng kỳ 15g, sắc uống.

Kiệu đỏ là một cây thuốc dễ trồng, rất gần gũi với người dân. Cây có rất nhiều công dụng, tuy nhiên việc dùng cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa Y Học Cổ Truyền.

Nguồn y khoa: Bệnh viện Vinmec, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương và Nhà thuốc Long Châu

Tổng hợp bởi Y Dược Học Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tác động huyệt Dũng tuyền điều trị ho như thế nào?

Huyệt dũng tuyền là một trong những huyệt quan trọng của cơ thể, thuộc kinh ...