Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh chốc mép là gì?

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh chốc mép là gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chốc mép là bệnh da liễu phổ biến và có khả năng lây nhiễm cao. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh chốc mép gây ra cho người mắc phải là gì?

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh chốc mép là gì?

Triệu chứng của bệnh chốc mép là gì?

Theo giảng viên Cao đẳng Y dược tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ thì bệnh chốc mép thường biểu hiện với nhiều mụn rộp ở mặt, nhiều nhất là vùng quanh miệng và mũi, trên tay và chân. Thông tin chi tiết về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh chốc mép là gì sẽ có trong bài chia sẻ sau đây, bạn đọc có thể tham khảo thông tin.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh chốc mép?

Để nói đến nguyên do thì trong y học hiện nay liệt kê nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh chốc mép, trong đó nguyên nhân gây chốc mép thường gặp nhất là do virus gây ra mụn rộp ở mép. Virus gây bệnh lở mép lây truyền khi tiếp xúc với dịch tiết của tổn thương. Virus này có thể tồn tại trong nước bọt, nước mũi và cả nước mắt của bệnh nhân. Không chỉ vậy, vấn đề thiếu hụt vitamin B12 cũng được xem là lý do gây ra bệnh chốc mép hiện nay.

Bệnh chốc mép có các triệu chứng nào?

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ kinh nghiệm khi đi thực tế tại một số khoa da liễu, bệnh nhân bị nhiễm virus hoặc nấm gây bệnh sẽ có một số biểu hiện sau:

  • Dấu hiệu sớm: nóng rát hoặc có cảm giác khó chịu ở vùng mép.
  • Vùng da cạnh mép sau vài giờ sẽ tấy đỏ, xuất hiện một số mụn nước nhỏ li ti mọc giới hạn. Nền da bị phù nề nhẹ.
  • Một số mụn nước nhỏ li ti xếp thành chùm, liên kết với nhau có thể tạo thành các bọng nước lớn. Mụn nước ban đầu chứa dịch trong, nếu vỡ ra có thể khiến dịch có màu vàng đục do hóa mủ. Nếu mụn nước này vỡ ra có thể để lại sẹo hoặc các vết loét trên mép rất lâu liền.
  • Mụn nước thường phát triển sau 3-4 ngày sẽ vỡ ra. Vùng da bị tổn thương sẽ đóng vảy tiết và sau 1-2 ngày vảy tiết sẽ bong, để lại nền da màu hơi nhợt nhạt.

Bệnh nhân bị chốc mép thường gặp khó khăn trong ăn uống và giao tiếp hàng ngày. Vì vậy các chuyên gia y tế tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur khuyến cáo các bạn nên phòng ngừa bệnh chốc mép thật tốt giúp tránh những biến chứng không đáng có khi mắc chốc mép.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh chốc mép là gì?Bệnh chốc mép có nguy hiểm không?

Phòng ngừa bệnh chốc mép như thế nào?

Chia sẻ tại mục tin tức ngành Y dược, các chuyên gia lưu ý đến bạn đọc cũng như bệnh nhân cần lưu ý một số điểm sau giúp việc phòng tránh chốc mép đạt hiệu quả cao:

  • Hạn chế tối đa, tốt nhất là không nên gãi ngứa vùng da bị tổn thương để hạn chế virus lây lan tới các vùng khác trên cơ thể. Không chọc vỡ một số mụn nước hoặc bỏng vảy, để vảy tiết tự bong.
  • Nếu cảm thấy đau rát, ngứa có thể dùng kem bôi hoặc đắp khăn lạnh lên vết chốc.
  • Vệ sinh sạch sẽ răng miệng, rửa tay sạch trước khi tiếp xúc với vùng da tổn thương ở mép.
  • Không dùng chung một số đồ dụng vệ sinh với người khác. Nên dùng khăn giấy, giấy ăn 1 lần duy nhất.
  • Không ôm, hôn người khác, đặc biệt đối với trẻ nhỏ để tránh lây lan.
  • Tăng cường thực phẩm, bổ sung chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Trong tình huống bị chốc mép, lở mép kéo dài và tái phát nhiều lần nên đến khám da liễu để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị. Không nên làm theo thông tin được chia sẻ trên internet khi chưa có ý kiến của bác sĩ, thông tin nguyên nhân và triệu chứng của bệnh chốc mép chỉ mang tính tham khảo!

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn tổng hợp và chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Chất xơ là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống lành mạnh

Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng tiêu hóa ...