Theo Đông Y béo phì thuộc phạm trù Phì nhân, Nhục nhân. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh béo phì như ngoại cảm thấp tà nhập lý vào tạng phủ và do nội thương ảnh hưởng đến công năng của: tỳ, thận, can, đởm.
Dược học cổ truyền bài thuốc Y học cổ truyền trị béo phì theo từng chứng trạng cụ thể:
Lợi thủy pháp: hay gặp ở những người béo bệu, mặt phù chân phù, tiểu tiện ít, bụng trướng, đại tiện nát, mạch trầm tế.
Bài thuốc: Đạo thủy phục linh thang gia giảm: xích linh 10g, mạch môn đông 12g, trạch tả 10g, bạch truật 12g, tang bạch bì 10g, tử tô 6g, binh lang 8g, mộc qua 10g, đại phúc bì 8g, trần bì 8g, sa nhân 8g, mộc hương 6g. Sắc uống.
Khứ đàm pháp: do đàm trọc gây béo phì, biểu hiện các chứng khí hư, ngực đầy tức, đầu nặng, thích ngủ ngại vận động, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng bẩn, mạch hoạt.
Bài thuốc: Ôn đởm thang gia giảm: bán hạ 10g, trúc nhự 8g , chỉ thực 12g, quất bì 10g, phục linh 12g, sinh khương 8g, cam thảo 6g. Sắc uống.
Hóa thấp pháp: do tỳ hư vận hóa không tốt làm cho thấp tụ lại mà gây béo phì, biểu hiện người mệt mỏi, ăn uống không ngon, tâm ngực đầy tức, rêu lưỡi bẩn, mạch trầm tế.
Bài thuốc: Phòng kỷ hoàng kỳ thang gia giảm: Phòng kỷ 10g, hoàng kỳ 15g, bạch truật 12g, cam thảo 8g, sinh khương 6g, đại táo 8g. Sắc uống.
Thông phủ pháp: thường gặp ở những người béo phì do ăn nhiều đồ béo ngọt, uống rượu nhiều, đại tiện bí kết, đàm trọc tích tụ, phủ khí không thông mà kèm theo có bụng trướng, tức ngực khó chịu, rêu lưỡi vàng dày, mạch thực.
Bài thuốc dân gian: Phòng phong thông thánh tán gia giảm: phòng phong 8g, kinh giới 6g, bạc hà 8g, liên kiều 8g, cát cánh 12g, xuyên khung 10g, đương quy 12g, bạch thược 10g, bạch truật 12g, chi tử 8g, đại hoàng 8g mang tiêu 8g, thạch cao 15g, hoàng cầm 12g, hoạt thạch 20g, cam thảo 8g, ma hoàng 8g. Sắc uống.
Tiêu đạo pháp: gặp ở những người ăn ít mà vẫn béo phì, mệt mỏi ngại vận động, sau ăn bụng trướng đầy khó tiêu, rêu lưỡi trắng.
Bài thuốc: Bảo hòa hoàn gia giảm: sơn tra 20g, thần khúc 12g, mạch nha 10g, bán hạ 10g, phục linh 10g, trần bì 8g, liên kiều 8g, lai phục tử 8g. Sắc uống.
Sơ lợi pháp: Y Dược học Việt Nam cho biết người béo phì kiêm có can uất khí trệ hoặc huyết ứ. Biểu hiện đau mạng sườn, cấp táo, huyễn vựng, mệt mỏi, bụng trướng, miệng đắng phiền muộn, phụ nữ kinh nguyệt không đều, kinh bế hoặc trước kỳ kinh nhũ phòng trướng đau, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.
Bài thuốc: Đại sài hồ thang gia giảm: sài hồ 15g, hoàng cầm 9g, đại hoàng 6g, chỉ thực 9g, xích thược 9g, bán hạ 9g, sinh khương 12g, đại táo 10g. Sắc uống.
Kiện tỳ pháp: thường có biểu hiện của tỳ hư khí nhược, người mệt mỏi không có lực, đoản khí ngại nói, ăn uống kém, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược vô lực.
Bài thuốc Đông Y: Dị công tán gia giảm: đảng sâm 15g, bạch truật 12g, phục linh 10g, cam thảo 8g, trần bì 10g. Sắc uống.
Dưỡng âm: do âm dịch không đủ, âm hư sinh nội nhiệt. Biểu hiện: đau đầu, váng đầu, lưng gối đau mỏi, hai gò má đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch tế sác hoặc vi huyền.
Bài thuốc: Tri bá địa hoàng hoàn gia giảm: Tri mẫu 10g, hoàng bá 8g, sơn dược 12g, sơn thù du 10g, thục địa 15g, mẫu đan bì 8g, phục linh 10g, trạch tả 10g. Sắc uống.
Ôn dương: bệnh lâu ngày, tuổi cao. Biểu hiện: sợ lạnh, lưng gối đau mỏi, tứ chi phù nặng, thường hay gặp ở người do thận dương hư.
Bài thuốc: Tế sinh thận khí hoàn gia giảm: phụ tử chế 9g, nhục quế 8g, thục địa 15g, sơn dược 12g, sơn thù du 10g, mẫu đan bì 10g, trạch tả 12g, trư linh 12g, ngưu tất 15g, xa tiền tử 10g, ba kích 12g, thỏ ty tử 10g, tang ký sinh 8g. Sắc uống.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn