Kiết lỵ là một căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi rút rota gây ra, bệnh kiết lỵ đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
- Bật mí bí quyết xoa bóp bấm huyệt chữa táo bón ngay tại nhà
- Khám phá một số công dụng chữa bệnh từ cây Tầm gửi
- Cây Mận là vị thuốc Nam quý chữa nhiều bệnh hiệu quả cao
Nguyên nhân khiến trẻ bị kiết lỵ
Nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ ở trẻ nhỏ
Bệnh kiết lỵ là một căn bệnh trẻ em thường gặp, gây nhiễm khuẩn cấp tính khiến cho ruột già và một đoạn cuối ruột non bị tổn thương, bệnh lỵ có thể gặp ở mọi lứa tuổi và đặc biệt là trẻ nhỏ do rất nhiều nguyên nhân, điển hình nhất đó là:
Ăn uống kém vệ sinh: Ăn uống kém vệ sinh hay sử dụng đồ ăn, thức uống hay nước dùng để rửa rau quả kém vệ sinh là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh kiết lỵ
Do thuốc kháng sinh: Trẻ sử dụng thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ, do những loại thuốc này làm thay đổi các enzym tiêu hóa trong dạ dày, khiến quá trình tiêu hóa chậm hơn.
Do mọc răng: Mọc răng cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ mắc bệnh kiết lỵ, những trẻ từ 1 đến 3 tuổi rất dễ mắc bệnh kiết lỵ, bởi khi mọc răng sẽ khiến cho trẻ bị đau, sinh ra chán ăn và có sự thay đổi hệ tiêu hóa có thể dẫn đến phân lỏng và chảy nước.
Bên cạnh đó, môi trường sống kém vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ra bệnh lỵ ở trẻ, đặc biệt là những vùng khí hậu nóng ẩm, do tiếp xúc với động vật mang mầm bệnh như chó, mèo.
Tác hại của bệnh kiết lỵ ở trẻ nhỏ
Bệnh kiết lỵ ở trẻ nhỏ nếu không được phát hiện và điều trị sẽ khiến trẻ đi ngoài nhiều, dẫn tới mất nước trầm trọng, thiếu máu, lâu ngày sẽ bị suy dinh dưỡng, gầy yếu, suy nhược cơ thể.
Với các triệu chứng như: mắt trũng sâu, da khô, ở trẻ sơ sinh thường có biểu hiện bồn chồn, khó chịu, nguy hiểm hơn trẻ có thể bị hôn mê nếu không điều trị kịp thời, và hoàn toàn có thể khiến trẻ tử vong trong vòng 24 giờ.
Ngoài ra, bệnh kiết lỵ còn có nguy cơ gây nhiễm trùng ruột, gây viêm loét đường ruột dẫn đến thủng ruột và tử vong. Thậm chí vi khuẩn có thể đi vào đường máu và gây nhiễm trùng phổi, não, và các cơ quan nội tạng khác.
Điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ nhỏ
Điều trị bệnh kiết lỵ bằng thuốc Đông y
Có nhiều phương pháp điều trị bệnh kiết lỵ cho trẻ hiệu quả, tuy nhiên áp dụng phương pháp Y học cổ truyền được nhiều phụ huynh lựa chọn vì sự an toàn của phương pháp này đem lại, với những bài thuốc như:
Bài thuốc chữa kiết lỵ từ hạt sen, củ mài: Với bài thuốc này cần chuẩn bị 8g hạt sen đã bỏ ruột, 8g củ mài kết hợp với vừng đen rồi đem đi sao vàng rồi tán thành bột mịn rồi trộn đều với mật để cho trẻ uống trong ngày với nước ấm sẽ cho kết quả rất tốt.
Bài thuốc từ hoa hồng: Hoa hông không chỉ dùng để trang trí, mà còn được sử dụng để điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ nhỏ rất hiệu quả, lấy 10 đến 15 g hoa hông đã được phơi khô, đem sắc với 500 ml nước cho đến khi còn 200 ml. Chia làm 2 lần uống trước bữa ăn và uống hết trong ngày. Có thể dùng hoa cúc bách nhật thay hoa hồng cũng hiệu quả.
Bài thuốc từ rau sam: rau sam được rửa sạch rồi đem đi vắt lấy nược cốt, đem nước rau sam đã được vặt đun sôi, kết hợp với chút mật cho dễ uống rồi dùng cho trẻ uống lúc đói, sẽ mang lại kết quả rất bất ngờ.
Phòng tránh và điều trị bệnh kiết lỵ
Bệnh kiết lỵ ở trẻ nhỏ hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; cắt ngắn móng tay, không phóng uế bừa bãi; vệ sinh thức ăn, nước uống: ăn chín, uống sôi, bảo quản thức ăn tốt; cắt đường lây truyền trung gian gây bệnh (diệt ruồi, nhặng); nếu bị bệnh, cần cho trẻ tới các cơ sở y tế để được khám chữa bệnh và điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ và cần được cách ly 10 – 15 ngày. Không nên tự ý điều trị tại nhà để tránh những tác hại có thể gây ra.
Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn