Chứng trào ngược dạ dày thường xảy ra ở trẻ nhỏ do hệ thống tiêu hóa chưa được hoàn thiện, dẫn đến tình trạng sợ bú sửa làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
- Chia sẻ một số bệnh trẻ em thường gặp vào thời tiết lạnh
- Trẻ em ở độ tuổi bao nhiêu dễ mắc viêm tuyến nước bọt nhất?
- Y dược học Việt Nam cảnh báo bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Trào ngược dạ dày ở trẻ
Dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em
Triệu chứng điển hình nhất trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là nôn trớ, thường xuất hiện ngay sau khi trẻ được bú sữa hay ăn bột. Tuy nhiên triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với hiện tượng nôn trớ sinh lý. Một số biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày ở trẻ thường gặp như:
- Trẻ sợ bú hoặc ăn, khóc nhiều, từ chối bú, uốn éo vặn người…
- Ọc sữa qua mũi hoặc nôn ra máu.
- Chán ăn chậm tăng trưởng, thiếu máu, suy nhược, suy dinh dưỡng thấy rõ
- Thường xuyên bị nhiễm trùng phổi hoặc bị nghẹt thở, thở khò khè, tím tái hoặc ngưng thở. Đây là những biến chứng rất nguy hiểm vì nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong do tắc thở.
- Đau ở xương ức kèm theo ợ nóng khiến trẻ kêu khó chịu
Nguyên nhân khiến trẻ bị trào ngược dạ dày
Theo tin tức Y Dược cung cấp một số nguyên nhân khiến trẻ bị trào ngược dạ dày như:
- Trào ngược dạ dày ở trẻ em xảy ra khi thức ăn đi ngược với con đường tự nhiên, thay vì đi từ trên xuống thì thức ăn lại đi ngược từ dạ dày lên thực quản. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ dễ bị mắc bệnh trào ngược dạ dày, trong đó phải kể đến như là:
- Dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, các cơ thắt ở hai đầu dạ dày hoạt động chưa ổn định.
Cho trẻ bú sai tư thế. Hầu hết các bé đều nằm khi bú đặc biệt là khi bú đêm hay bú sữa bình. Ở tư thế này dạ dày như một cốc sữa bị đặt nằm ngang khiến cho sữa dễ trào ra ngoài. - Thức ăn của trẻ là sữa, bột hay cháo đều là những thức ăn lỏng nên dễ lọt qua cơ thắt thực quản dưới.
- Trẻ bị bại não, nhiễm trùng toàn thân… cũng thường mắc trào ngược dạ dày thực quản.
Những tác hại do chứng trào ngược dạ dày gây nên
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ dẫn đến nhiều nguy hiểm như sặc sữa, thức ăn qua mũi, nôn ra máu. Trẻ có hiện tượng sợ bú, do vậy cân nặng của trẻ bị sụt hoặc khó có thể tăng cân cũng khiến các bé mắc một số vấn đề về hô hấp như nghẹt thở, thở khò khè, tím tái thậm chí nguy hiểm hơn là ngưng thở.
Trào ngược dạ dày không phải là một căn bệnh trẻ em, đó chỉ là một bệnh lý mà khi bé bị tác động ngay trong và sau khi ăn, hầu hết các trẻ đều gặp phải, nếu không xảy ra thường xuyên thì cũng không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé.
Tuy nhiên nếu bé thường xuyên bị trào ngược dạ dày khiến bé xanh xao, không tăng cân, trớ ra những chất màu xanh lá hay vàng, trớ ra máu, có biểu hiện sốt tiêu chảy, khó thở cần đưa trẻ đi khám bác sỹ ngay để tránh những trường hợp xấu xảy ra.
Cách chăm sóc trẻ trào ngược dạ dày
Cách hạn chế chứng trào ngược dạ dày ở trẻ
Trẻ bị trào ngược dạ dày cần được chăm sóc đúng cách. Một số lời khuyên từ các bác sỹ Tây Y về các cách để giúp trẻ có thể tránh được bệnh trào ngược dạ dày như:
- Ăn đúng giờ, đủ bữa, cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ. Điều này giúp hệ tiêu hóa non nớt của trẻ có thể thích nghi dần dần và nhịp nhàng với việc xử lý thức ăn.
- Đồ ăn nên chế biến dạng sệt để trẻ dễ nuốt.
- Cho trẻ bú đúng tư thế, không nên cho bé nằm ngay sau khi ăn.
- Khi đặt bé hoặc cho bé ngủ nên để đầu cao so với giường khoảng 30 độ, như vậy sẽ giúp cho thức ăn không bị trào ngược.
- Hạn chế cho trẻ ăn một số thực phẩm làm tăng khả năng trào ngược dạ dày thực quản như: Nước cam, quýt, bưởi, thực phẩm giàu chất béo, So-co-la, cà phê, tỏi, hành, thức ăn cay, xốt cà chua…
Khác với nôn trớ, trào ngược dạ dày ở trẻ sẽ ảnh hưởng phát triển sau này. Chính vì vậy các bậc cha mẹ cần chú ý để có thể phân biệt hiện tượng nôn trớ bình thường và bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản từ đó giúp con mình phòng tránh bệnh một cách tốt nhất.
Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn