Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Cảnh báo những loại thuốc có nguy cơ cao gây ra dị ứng

Cảnh báo những loại thuốc có nguy cơ cao gây ra dị ứng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Thuốc có vai trò rất cần thiết trong việc chăm sóc sức khỏe, tuy nhiên nếu sử dụng sai cách có thể gây ra dị ứng và các biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Tác hại của dị ứng thuốc

Tác hại của dị ứng thuốc

Thuốc có thế giúp con người chữa trị và phòng ngừa bệnh nhưng cũng hoàn toàn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể nếu sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sỹ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết giúp hạn chế tối thiểu nhất dị ứng thuốc:

Nguyên nhân gây dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc là phản ứng khác thường của cơ thể khi tiếp xúc lần thứ hai hay những lần sau với một loại thuốc mà thành phần của thuốc có tính chất gọi là “gây dị ứng” (dị nguyên).Tất cả những loại thuốc Đông Y hay thuốc Tây Y đều có thể gây ra dị ứng thuốc cho cơ thể.

Tự ý sử dụng thuốc, sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc hoặc sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng cũng là nguyên nhân gây ra dị ứng thuốc, việc sử dụng thuốc quá hạn hoặc do quá trình bảo quản không tốt có thể biến thành chất gây ngộ độc cho người sử dụng.

Một số loại thuốc dễ gây dị ứng

Theo Tin Tức Y Dược, tất cả các thuốc đều có khả năng gây ra phản ứng có hại. Trong số các loại thuốc gây dị ứng, kháng sinh là nhóm thuốc thuộc tốp đầu chiếm tới hơn 50% sau đó là thuốc điều trị động kinh, thuốc ảnh hưởng đến hệ tim mạch, thuốc đông y…

  • Các thuốc kháng sinh thường gây dị ứng gồm penicillin, ampicillin, streptomicin, sulfonamide…
  • Các thuốc điều trị động kinh, thuốc giảm đau, kháng viêm, giảm sốt, vitamin, các thuốc có nguồn gốc từ chất đạm (protein, peptid) như các hormon…
  • Một số thuốc ảnh hưởng trên hệ tim mạch như thuốc tê novocain, lidocain, vitamin C, vitamin B1 dạng thuốc tiêm, aspirin… có thể gây choáng phản vệ.
  • Đặc biệt hiện tượng phản ứng chéo giữa thuốc gây dị ứng với thuốc khác cùng nhóm. VD: người đã bị dị ứng với kháng sinh amoxicillin thì có thể bị dị ứng với các thuốc khác nằm cùng nhóm beta-lactam (gọi là nhóm penicillin, nhóm cephalosporin). Người đã dị ứng với aspirin cũng có thể bị dị ứng với các thuốc khác nằm trong nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID).
  • Các loại thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, bôi ngoài da, tẩy – nhuộm lông, tóc… cũng đều có khả năng gây ra các dị ứng tại chỗ và toàn thân như dùng đường uống, đường tiêm chích.
  • Thuốc đông y đứng thứ ba trong số các nhóm thuốc gây dị ứng. Đây thực sự là điều đáng báo động vì người dân vẫn thường quan niệm bài thuốc đông y lành tính, mát, bổ và hợp với tạng người Việt. Đặc biệt, trong mỗi thang thuốc có hàng chục vị, mà mỗi vị lại có nhiều chất khác nhau đòi hỏi người bốc thuốc phải rất hiểu biết, uyên thâm trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, người sử dụng thuốc đông y cũng có nguy cơ nhiễm độc với các loại hóa chất bảo quản như: lưu huỳnh, phosphor, thuốc chống ẩm, mốc…

Dấu hiệu khi bị dị ứng thuốc

Dấu hiệu khi bị dị ứng thuốc

Dấu hiệu khi cơ thể bị dị ứng thuốc

Theo Dược Sỹ Trần Tuấn Anh đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, một số triệu chứng khi bệnh nhân bị dị ứng thuốc là: cơ thể đột ngột nổi ban đỏ ngứa, nhất là các vùng quanh mắt, quanh miệng, ở gan bàn chân, bàn tay, da đầu,… Hoặc một số triệu chứng như bốc hỏa ở vùng mặt, vùng trên ngực, có thể đi kèm với ngạt sổ mũi, đỏ mắt, chảy nước mắt…

Ngoài ra, một số triệu chứng tiền dị ứng có biểu hiện như: người bệnh có cảm giác bồn chồn, lo lắng, sợ sệt sau khi dùng thuốc và sau đó có cảm giác khó thở như vướng gì đó ở họng. Nặng hơn sẽ sốt cao tới  38 – 39oC, kèm theo cảm giác mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau sưng khớp và nổi nhiều hạch.

Những biểu hiện dị ứng thuốc trên da và niêm mạc, hay những triệu chứng xuất hiện trên cơ thể là những biểu hiện thường gặp nhất và tương đối sớm khi cơ thể có những phản ứng dị ứng với thuốc. Đối với cơ địa từng người, cơ thể dị ứng có thể ở mức độ nhẹ – nặng, thậm chí rất nặng, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.

Cách phòng ngừa dị ứng thuốc

  • Để phòng ngừa dị ứng thuốc cần phải lưu ý những điều dưới đây:
  • Không được tùy ý mua thuốc ở ngoài cửa hàng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Không dùng thuốc theo sự mách bảo.
  • Không dùng đơn thuốc của người khác
  • Theo dõi những thay đổi của cơ thể khi dùng thuốc, nếu xảy ra các phản ứng bất thường thì lập tức ngưng sử dụng thuốc đó và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có hướng dẫn xử trí.

Khi đã bị dị ứng loại thuốc nào thì tuyệt đối không được dùng loại thuốc đó nữa. Khi đi khám bệnh, phải thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết những loại thuốc mà mình đã bị dị ứng trước đây và những loại thuốc hiện đang dùng để được hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Chất xơ là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống lành mạnh

Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng tiêu hóa ...