Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Một số loại thuốc có nguy cơ gây trầm cảm

Một số loại thuốc có nguy cơ gây trầm cảm

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Xảy ra tác dụng phụ của thuốc  là nỗi lo khiến cho các bác sĩ Tây Y và người sử dụng rất đau đầu. Một trong những nguy cơ xảy ra khi có tác dụng phụ của thuốc là tăng nguy cơ bị trầm cảm hoặc trầm cảm nặng hơn.

Dưới đây là một số loại thuốc tăng nguy cơ gây trầm cảm

Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM  chia sẻ

thuoc-1

  • Thuốc chữa tăng huyết áp

Nhóm thuốc chẹn beta chữa bệnh tăng huyết áp, đau thắt ngực, điều hòa nhịp tim như: atenolol, carvedilol, metoprolol, propranolol, timolol… có thể gây ra chứng trầm cảm cho người dùng. Chúng có khả năng làm tăng trầm cảm do nhóm thuốc này chặn sự hoạt động của beta adrenergic nên ức chế sự hoạt động của norepinephrin – một chất dẫn truyền thần kinh. Nhóm thuốc chẹn bêta còn được dùng để trị cơn đau thắt ngực và các chứng bệnh khác: đau nửa đầu, run, nhịp tim không đều, mắt sụp và một số dạng bệnh về tăng nhãn áp. Mặc dù đã tiến hành nhiều nghiên cứu nhưng các nhà khoa học vẫn chưa hiểu cặn kẽ vì sao nhóm thuốc chẹn bêta lại gây chứng trầm cảm, thậm chí nó còn gây mệt mỏi và suy giảm tình dục.

  • Thuốc chữa rối loạn mỡ máu

Các thuốc statin (fibrate, ezetimibe, colesevelam) là nhóm thuốc thường dùng theo đơn để điều trị rối loạn cholesterol (mỡ máu). Qua nghiên cứu cho thấy, các loại thuốc statin có thể gây trầm cảm thông qua cơ chế làm giảm cholesterol trong não, nơi nó hỗ trợ tạo ra các tín hiệu truyền dẫn thần kinh. Statin ức chế sự tổng hợp cholesterol chống rối loạn lipid máu cũng đồng thời làm giảm nguyên liệu tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh. Khi thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh thì gây ra trầm cảm.

  • Thuốc corticosteroid

Các corticosteroid được dùng phổ biến như cortison, methylprednisolon, prednison và triamcinolon… có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch nên được dùng chữa trị nhiều bệnh như các bệnh về xương khớp, các bệnh tự miễn (như Luput ban đỏ hệ thống), dị ứng… Qua nghiên cứu cho thấy rằng, corticosteroid làm giảm nồng độ serotonin trong cơ thể và khi nồng độ serotonin giảm có thể gây ra trầm cảm và rối loạn tâm thần. Điều đặc biệt là nếu người bệnh dùng corticosteroid dài ngày có xu hướng bị trầm cảm, dùng ngắn ngày có xu hướng bị hưng cảm. Đôi khi bỏ dùng corticosteroid đột ngột cũng có thể gây trầm cảm.

  • Thuốc nội tiết

Các loại thuốc làm thay đổi nội tiết tố được bác sĩ kê đơn điều trị bệnh như estrogen trị chứng bốc hỏa và các triệu chứng mãn kinh khác có nhiều nguy cơ gây bệnh trầm cảm. Sở dĩ nhóm thuốc này làm gia tăng bệnh trầm cảm là do việc sao chép các chức năng của hormon trong cơ thể và gây ra các vấn đề khác. Nghiên cứu cho thấy, việc thay đổi hormon có liên quan đáng kể việc gia tăng các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

  • Thuốc an thần benzodiazepin

Nhóm các thuốc an thần benzodiazepin (như alprazolam, diazepam, estazolam, flurazepam, lorazepam) thường được kê đơn để điều trị bệnh lo âu, mất ngủ và thư giãn cơ bắp, nhưng tác dụng phụ của nó với nguy cơ bệnh trầm cảm thì thật đáng ngại. Do benzodiazepin không được chuyển hóa hoàn toàn ở gan, gây tích tụ trong cơ thể và dẫn đến độc hại. Benzodiazepin làm tăng hoạt động ức chế của GABA gây nên hiện tượng ức chế giống như trầm cảm. Benzodiazepin cũng làm phát sinh “hiệu ứng nôn nao” và làm gia tăng bệnh trầm cảm. Nhóm bệnh nhân cao tuổi thường có sức khỏe yếu, do gan thiếu một loại enzym quan trọng để chuyển hóa các loại thuốc nên cũng dễn bị trầm cảm do dùng benzodiazepin.

  • Thuốc kích thích thần kinh

Một vài thuốc trong nhóm này được đề cập đến như methylphenidate và modafinil, thường được kê đơn điều trị chứng buồn ngủ quá mức ban ngày, chứng buồn ngủ triền miên, chứng ngủ rũ hoặc ngưng thở khi ngủ. Các thuốc này còn được kê đơn để điều trị cho bệnh nhân tăng động giảm chú ý (ADHD). Nhóm thuốc này làm tăng dopamin, phát sinh chứng trầm cảm.

Những lời khuyên của chuyên gia Y dược học Việt Nam về cách sử dụng thuốc :

tram-cam-do-thuoc

Người bệnh cần đi khám khi có dấu hiệu trầm cảm do thuốc

Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM  chia sẻ

Các thuốc tân dược đều gây những tác dụng phụ nhất định cho người sử dụng. Tuy nhiên, để điều trị bệnh thì người bệnh đừng vì lo ngại tác dụng phụ mà bỏ không dùng thuốc như bác sĩ đã kê đơn. Tác dụng phụ gây trầm cảm cho từng trường hợp dùng các loại thuốc trên không giống nhau. Người đang khỏe mạnh khi dùng các nhóm thuốc trên liều cao hoặc kéo dài thì có thể bị trạng thái trầm cảm, song khi giảm liều hoặc ngừng thuốc thì trạng thái trầm cảm ấy sẽ mất dần. Người có nguy cơ cao hoặc có sẵn bệnh trầm cảm nếu dùng các thuốc này liều cao hoặc kéo dài thì sẽ làm tăng khả năng dễ xuất hiện bùng phát trầm cảm. Điều quan trọng là khi phải điều trị với các loại thuốc trên, người bệnh cần theo dõi các phản ứng phụ để báo cho bác sĩ biết và có giải pháp thay thế thuốc khi thật cần thiết.

Có thể bạn quan tâm

Khàn giọng kéo dài cảnh báo bệnh lý gì?

Khàn giọng kéo dài không chỉ là biểu hiện tạm thời của các bệnh lý ...