Thuốc Oxytocin được sử dụng trong sản khoa như thế nào là thắc mắc của nhiều người bệnh hiện nay. Trong bài viết sau, Dược sĩ Cao đẳng Dược sẽ chia sẻ vấn đề “thuốc Oxytocin có tác dụng gì?”.
- Dược sĩ cảnh báo sự nguy hiểm nếu tự ý sử dụng Methotrexat
- Tìm hiểu tác dụng của thuốc Alphachymotrypsin
- Thuốc Flunarizine chữa trị đau nửa đầu hiệu quả
Thuốc Oxytocin có tác dụng gì?
Thuốc Oxytocin có tác dụng như thế nào?
Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, thuốc Oxytocin là thuốc Tây Y được sử dụng trong sản khoa với 2 trường hợp như sau:
Trước khi đẻ : Gây chuyển dạ cho những trường hợp cần đình chỉ thai nghén chủ động ở những thai nghén có nguy cơ mà không nhất thiết phải mổ như thai quá ngày sinh, nhiễm độc thai nghén, thai chết lưu, thai dị dạng; chuyển dạ đẻ tiến triển bất thường.
Sau khi đẻ : Đề phòng chảy máu trong giai đoạn 3 của chuyển dạ, sau khi thai đã xổ, trong mổ lấy thai sau khi đã lấy thai ra; điều trị bệnh phụ nữ sau đẻ như: chảy máu sau đẻ; chảy máu sau sảy thai, sau nạo hút thai.
Dược sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc Oxytocin
Cách sử dụng thuốc Oxytocin: Gây hoặc thúc đẻ chuyển dạ phải do những thầy thuốc chuyên khoa sản từ tuyến huyện trở lên chỉ định và chỉ được thực hiện ở bệnh viện có đủ trang thiết bị để kiểm soát tốc độ tiêm truyền và sẵn sàng đối phó với những tai biến nặng có thể xảy ra do oxytocin. Tuyến xã chỉ được chỉ định oxytocin để phòng và điều trị xuất huyết sau khi xổ nhau thai. Thuốc Oxytocin có thể tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch chậm bằng bơm truyền tự động. Thường sử dụng dung dịch chứa 5 IU, pha trong 500 ml dung dịch natri clorid 0,9% hoặc dung dịch Ringer lactat hoặc dung dịch glucose 5%. Tốc độ truyền ban đầu 6 ml/giờ dung dịch pha như trên, cung cấp 0,001 IU/phút. Tốc độ tới 0,006 IU/phút cho nồng độ oxytocin huyết tương giống như chuyển dạ đẻ tự nhiên. Trong khi truyền Oxytocin, cần phải giám sát chặt chẽ tần số tim thai và cơn co tử cung (tối đa 3 – 4 cơn co tử cung trong 10 phút).
Liều lượng:
Gây chuyển dạ , tiêm truyền tĩnh mạch Oxytocin bằng bơm truyền tự động, người lớn, ban đầu 0,001 – 0,002 IU/phút, cứ khoảng 30 phút lại tăng lên 0,001 – 0,002 IU/phút, cho tới khi tối đa có 3 – 4 cơn co tử cung trong 10 phút; tốc độ tối đa khuyến cáo 0,02 IU/phút; không được vượt quá 5 đơn vị trong 24 giờ. Không bao giờ được tiêm tĩnh mạch cả liều trong khi gây chuyển dạ đẻ.
Dự phòng xuất huyết sau đẻ , mổ đẻ, tiêm tĩnh mạch Oxytocin chậm 5 IU ngay sau khi lấy nhau ra (nếu đã tiêm truyền tĩnh mạch để gây chuyển dạ đẻ hoặc thúc chuyển dạ, tăng tốc độ truyền trong giai đoạn 3 và trong 1 vài giờ sau). Có thể tiêm bắp ergometrin thay cho oxytocin nếu không cần tác dụng nhanh.
Điều trị chảy máu sau đẻ (đã xổ nhau thai), tiêm tĩnh mạch chậm 5 – 10 IU hoặc tiêm bắp 10 IU; trong trường hợp nặng, truyền tĩnh mạch tiếp, tổng liều 40 IU, phải truyền với tốc độ 0,02 – 0,04 IU/phút.
Thuốc Oxytocin dùng trong sản khoa
Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Oxytocin
Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn do truyền Oxytocin nhanh hoặc truyền trong thời gian lâu; tim đập nhanh; giãn mạch hạ huyết áp; nổi mẩn ở da.
Thuốc Oxytocin không được sử dụng khi nào?
Những chống chỉ định đẻ đường âm đạo: bất cân xứng thai nhi và khung chậu, ngôi bất thường, khối u tiền đạo.
Thuốc Oxytocin có tác dụng gì cần được chỉ định và sử dụng theo đúng y lệch của bác sĩ chuyên khoa sản. Người bệnh không tự ý làm theo các thông tin trên internet.
Thông tin tại đây chỉ mang tính chất tham khảo!
Nguồn: Y dược học Việt Nam tổng hợp và chia sẻ