Danh mục
Trang chủ > Đông Y > Rau răm – Vị thuốc đông y chữa bệnh dân dã, rẻ tiền

Rau răm – Vị thuốc đông y chữa bệnh dân dã, rẻ tiền

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Rau răm còn có tên là thủy liễu, nó có hương thơm đặc biệt, vị cay tính ấm, có tinh dầu, là một loại gia vị được sử dụng phổ biến. Bên cạnh đó, nó còn là một vị thuốc đông y trị được nhiều bệnh.

Rau răm có thể dùng được từ lá, thân, rễ để làm thuốc chữa bệnh

Rau răm – loại rau quen thuộc là vị thuốc Đông y chữa bệnh dân dã, rẻ tiền

Trong Y học cổ truyền, rau răm còn có tên gọi là thủy liễu, cây thân thảo. Rau răm có vị cay nồng, tính ấm, hương thơm hắc rất đặc biệt. Vì rau răm tính ấm nên thường được làm rau gia vị ăn cùng một số thực phẩm có tính hàn như trứng vịt lộn, cháo trai, hến, thịt gà… để giúp ăn ngon miệng hơn, giúp làm ấm tỳ vị.

Trong khoa học hiện đại, rau răm có tên khoa học là Polygonum Odoratum Lour, thuộc chi Polygonum, họ Polygonaceae. Về thành phần hoá học, trong 100g rau răm có: 290mg calcium, 71mg phosphor, 279g kalium, 138mg magnesium, 10mg mangan, 7mg sắt, 10mg vitamin C, 1mg vitamin PP, cho 30 Calo. Toàn cây chứa một tinh dầu màu vàng rơm nhạt, mùi thơm mát dễ chịu, rau răm thường được dùng tươi để phát huy hiệu quả của tinh dầu.

Những bài thuốc giúp hỗ trợ trị bệnh từ rau răm

Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết, rau răm được dùng cả lá, cả cây, được dùng riêng hoặc phối hợp cùng những vị khác thành bài. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, giã sống vắt lấy nước uống, bã đắp. Dùng khô sắc uống. Rau răm không độc. Rau răm được sử dụng trong dân gian để trị các bệnh sau:

Cảm cúm hắt hơi sổ mũi

Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g, kiện 10g. Sắc uống.

Bụng đầy trướng tiêu hóa trì trệ

Sử dụng một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ lấy nước uống. Bã thì đem xoa bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).

Chữa rắn cắn

Rau răm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho bệnh nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắn băng lại (cần làm sớm thì có kết quả tốt) và đưa ngay đến cơ sở y tế.

Đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh

Rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày.

Nước ăn chân

Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).

Mụn nhọt đang ở giai đoạn sưng nóng

Rau răm một nắm, muối vài hạt. Hai thứ giã nhỏ, đắp vào nhọt băng lại. Ngày thay thuốc 1 lần. Phương này dùng cho tất cả các trường hợp mụn nhọt, áp-xe đang ở giai đoạn đầu. Tác dụng chống viêm, hoạt huyết, tiêu độc.

Chữa đau bụng, nôn mửa

Nước ép rau răm tươi không chỉ có tác dụng giải độc nọc rắn, mà nó có thể chữa đau bụng, lạnh bụng và nôn mửa vô cùng hiệu quả.

Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền chia sẻ, rau răm có những ứng dụng rất thiết thực trong đời sống hàng ngày. Bởi vậy, mỗi gia đình nên trồng một đám nhỏ trong vườn nơi gần nước. Khi cần có ngay để sử dụng.

Có thể bạn quan tâm

hoc trung cap dong y thu 7 va chu nhat

Thầy thuốc YHCT chia sẻ về thời gian tác dụng của thuốc đông y

Thời gian để thuốc Đông Y phát huy tác dụng phụ thuộc vào loại bệnh ...