Danh mục
Trang chủ > Tin Tức Y Dược > Quýt có tác dụng làm các bài thuốc để chữa bệnh cho con người

Quýt có tác dụng làm các bài thuốc để chữa bệnh cho con người

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Quýt ngoài là một hoa quả có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể con người mà còn được bài chế ra nhiều bài thuốc chữa bệnh cho con người.

Quýt có tác dụng làm các bài thuốc để chữa bệnh cho con người

Quýt có tác dụng làm các bài thuốc để chữa bệnh cho con người

Đối với cơ thể con người khi vừa mới ốm dậy vẫn còn mệt mỏi thì có thể sử dụng quýt để tăng cường sức khỏe để bổ sung vitamin C, ngoài ra còn có thể có tác dụng giải rượu.

Quýt có công dụng gì?

Theo trang tin tức Y Dược cho biết, quýt có thể tận dụng hầu hết các bộ phận: vỏ, hạt để bào chế thuốc chữa bệnh, vỏ quýt còn gọi là trần bì.

Vỏ quýt có vị đắng, cay, tính ôn vào phế và tỳ chúng sẽ có công dụng giúp làm ấm cơ thể như là: dạ dày, lý khi, kiện tỳ, chỉ khái, tiêu tích. Ngoài ra trong Đông Y, vò quýt còn được sử dụng để có thể điều trị các chứng như nấc, nôn, chậm tiêu, chướng hơi, viêm phế quản, ho, đờm…Bên cạnh đó vỏ quýt có tính dầu sẽ giúp chống say xe, điều trị các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa hiệu quả.

Quýt được chế biến thành nhiều bài thuốc quý

Theo các chuyên gia giảng dạy Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết, vỏ quýt giúp chống buồn nôn, ôn vị: Hãy chuẩn bị các nguyên liệu như quất bì 12g, gừng 8g. Sau đó đem sắc để uống. Và dùng khi lạnh dạ dày, nôn ợ hơi.

Tác dụng Quýt điều trị ho, long đờm: Lấy phục linh 12g, trần bì 8g, cam thảo 4g, bán hạ 12g. Sau đó lấy tất cả nguyên liệu và sắc uống để điều trị đờm, ho.

Bài thuốc từ quýt chữa bệnh hiệu quả: Tô diệp 125g, cát cánh 125g, trần bì 500g, cam thảo 1000g. Sau đó nghiền các thuốc trên thành bột mịn và làm hoàn. Hãy uống thuốc vào lúc sáng, tối, mỗi lần uống 8g. Bài thuốc này điều trị bệnh viêm phế quản cấp tính.

Những người bị đau dạ dày, hoành tá tráng, thượng vị, khó tiêu, đau ngực thì có thể sử dụng món gà kho trần bị cực kì tốt.

Nhiều món ăn được chế biến từ bài thuốc trần bì

Nấu cháo bằng trần bì: có thể lấy khoảng 150 gạo tẻ, dùng 15 – 20g trần bì, có thể sắc lấy nước trước rồi nấu cháo, món ăn bài thuốc này có thể chữa trị các bệnh đau bụng quặn hay buồn nôn, ho có đờm.

Các chuyên gia giảng dạy Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: nấu cháo trần bì với phục linh, đại táo, chuẩn bị: trần bì 10g, gạo tẻ 150g, đại táo 10 quả, phục linh 15g. Cách làm: Bỏ phục linh, trần bì vào xô rồi nấu cùng gạo tẻ và đại táo. Khi cháo chín nhừ thì vớt bỏ túi dược liệu. Nấu cháo ăn 2 lần/ngày có thể điều trị được các bệnh tinh thần phân liệt, kích động, trầm uất.

Nhiều món ăn được chế biến từ bài thuốc trần bì

Nhiều món ăn được chế biến từ bài thuốc trần bì

Gà kho trần bì hương phụ: Thịt gà 800g, trần bì 20g, hương 15g cần thiết để nấu cháo. Trần bì, hương phụ nấu lấy nước rồi bỏ bã; thịt gà rửa sạch, chặt miếng rồi đem nước này kho với thịt gà cho đến khi cạn thêm ít gừng tươi (đập vụn), hành, gia vị, đảo đều là được. Đây là món ăn bài thuốc dùng cho các bệnh nhân bị chứng đau loét dạ dày, tá tràng, đau vùng thượng vị, đau thần kinh liên sườn, đau tức vùng ngực, trướng bụng đầy hơi

Gà hầm trần bì nhục quế: Gà 1 con, trần bì 10g, nhục quế 6g. Gà làm sạch rồi chặt thành từng miếng mỏng, trần bì đem rửa sạch thái mỏng, quế nên đập vụn hoặc tán bột mịn. Cho tất cả các vị thuốc vào nồi rồi  thêm nước, hầm chín và cho muối gia vị. Món canh này sử dụng để ăn trong ngày, dùng liên tục trong 5 ngày liên tục để chữa các chứng bệnh như lưu đàm.

Ngoài ra món canh cá diếc trần bì để chữa các trường hợp bệnh nhân bị viêm thần kinh hậu, viêm võng mạc trung tâm, thị lực giảm, đau đầu nhức mắt buồn nôn.

Đối với những người âm hư ho khan không có đờm, thổ huyết không nên dùng trần bì.

Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người bệnh dị ứng lúa mì

Dị ứng lúa mì là một tình trạng khi hệ thống miễn dịch của cơ ...