Ho là triệu chứng dễ dàng gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người già và trẻ em. Những cơn ho kéo dài không chỉ khiến bạn khó chịu mà còn ảnh hưởng đến nhiều người xung quanh, báo hiệu nhiều căn bệnh nguy hiểm.
- Ăn nhiều trái cây và rau quả tím giúp ngăn ngừa ung thư
- Khi ăn rau cần tây lợi ích bạn nhận lại như thế nào?
- Khám phá công dụng diệu kỳ của quả bơ đối với sức khỏe
Phác đồ điều trị bệnh ho
Phác đồ điều trị bệnh ho
Ho là một phản xạ của cơ thể để tống xuất các chất tiết, hạt khí vào đường thở, để từ đó tống ra ngoài. Theo đó, triệu chứng ho gây ra bởi nhiều bệnh lý khác nhau như: bệnh viêm khí phế quản, bệnh hen suyễn hoặc nhiều các căn bệnh tiêu hóa khác nhau.
Theo nguồn tin tức Y Dược, ngoài các bệnh thực thể trên thì các vấn đề về sức khỏe và tâm sinh lý cũng là nguyên nhân gây nên các cơn ho kéo dài cho người bệnh. Khi gặp bệnh nhân với triệu chứng ho, người khám cần biết cách khai thác triệu chứng cơ năng và thăm khám lâm sàng đầy đủ, đúng cách để làm cơ sở đề xuất các xét nghiệm thăm dò, tạo tiền đề cho chẩn đoán và điều trị đúng.
Cần khai thác kỹ thời gian kéo dài cơn ho đến thời điểm đi khám, cấp tính hay mạn tính, ho khan hay ho có đờm, ho có kèm theo khó thở, sốt khàn tiếng hay ho ra máu hay không. Nếu có đờm cần khai thác kỹ tính chất đờm xem đặc hay loãng, màu sắc đờm xem vàng hay xanh hay màu sắc thế nào, số lượng đờm trong ngày như thế nào. Tiền sử bản thân và gia đình cũng là một yếu tố cần khai thác như tiền sử dị ứng, các bệnh lý liên quan như lao phổi, suy tim, hút thuốc lá… Và các hành vi liên quan về nghề nghiệp, tiếp xúc hóa chất, môi trường làm việc và sinh sống. Từ các triệu chứng khai thác và thăm khám được, bác sỹ cần định hướng xét nghiệm theo chẩn đoán sơ bộ như chụp X-quang phổi, nội soi dạ dày tá tràng, nội soi tai mũi họng.
Trên lâm sàng, nguyên nhân gây ra triệu chứng ho thường do bệnh lý của cơ quan hô hấp như viêm họng, viêm phế quản cấp hoặc mạn tính, viêm phổi, lao phổi. Ngoài ra bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân thường gặp của bệnh đường tiêu hóa gây ho mạn tính.
Một số bệnh lý gây nên triệu chứng ho
Một số bệnh lý gây nên triệu chứng ho
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng ho, trong đó có một số bệnh lý như:
Viêm họng cấp
Trường hợp viêm họng cấp cần chú ý đến nguyên nhân do nhiễm streptococcus huyết tán nhóm A gây nên tình trạng thấp khớp cấp. Trên lâm sàng bệnh biểu hiện bằng việc gây xuất tiết amidan kèm xuất hiện hạch vùng cổ, chấm xuất huyết khẩu cái. Nếu viêm họng cấp ở trẻ em thì kèm theo chốc lở vùng mặt, quang mũi kèm đau đầu, đau bụng. Điều trị bằng kháng sinh uống Penicilline V 125mg, uống 3 lần/ngày. Duy trì Benzathin penicilline/tháng liều 6000.000UI/trẻ<27kg và 1,2 triệu UI cho trẻ em và người lớn. Điều trị triệu chứng :kháng viêm non steroid, prednisolone 1-2mg/kg/ngày.
Viêm phổi
Viêm phổi do virus không cần dùng đến kháng sinh hay thuốc Tây y, cần chú ý điều trị triệu chứng. Xác định viêm phổi do vi khuẩn, mà vi khuẩn hay gặp nhất là streptococcus pneumoniae. Các điều kiện để xuất hiện viêm phổi đó là: môi trường lạnh, cơ thể suy yếu, còi xương, già yếu, nghiện rượu, chấn thương sọ não, hôn mê, mắc bệnh phải nằm điều trị lâu. Nguyên tắc điều trị: Kháng sinh thích hợp, thuốc ho, long đàm, dextromethorphan, codein, các dẫn xuất của morphin, hạ sốt giảm đau.
Bệnh ho ban đầu có thể không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu nguyên nhân do ccs bệnh lý khác nhau thì bệnh nhân cần điều trị theo các nguyên nhân đó để phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra.
Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn