Nhiệt miệng là một trong các tình trạng rất phổ biến trong thời tiết nóng bức và để lại nhiều phiền toái cho người mắc bệnh, vậy cần chữa trị như thế nào?
- Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Efferalgan 500mg
- Lưu ý khi sử dụng thuốc Viagra trong việc điều trị bệnh yếu sinh lý
- Một số loại thuốc Tây Y trị bệnh đau đầu hiệu quả nhất
Các rắc rối do bệnh nhiệt miệng gây ra
Các rắc rối do bệnh nhiệt miệng gây ra
Khi các mô trong miệng, hoặc nướu xuất hiện các vết loét nhỏ, hoặc rộp thì đó hầu hết là các vết nhiệt miệng. Các vết loét này tuy không lây lan sang các khu vực khác, nhưng do cọ sát với răng, lưỡi, tiếp xúc với nước bọn, thức ăn… sẽ làm vết loét lâu lành hơn, gây đau đớn.
Theo chia sẻ kiến thức Tây y, các vết loét này thường có hình tròn hoặc hình trứng, màu trắng. Khi mới xuất hiện chỉ là vết nhỏ, hơi ngứa và gây cảm giác khó chịu. Sau một vài ngày chúng sẽ lớn hơn, gây đau rát, ửng đỏ, sưng lên. Thông thường nhiệt miệng nhẹ sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày, nhưng nếu các triệu chứng không giảm mà có dấu hiệu nghiêm trọng hơn như: thêm nhiều vết loét trong miệng, cảm giác đau tăng lên, nhiệt độ cơ thể tăng, ăn uống khó khăn, có thể bị tiêu chảy kèm theo sốt, đau đầu, phát ban… thì cần gặp bác sĩ để có các biện pháp khắc phục, điều trị.
Nguyên nhân gây ra các vết loét nhiệt trong miệng
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới các vết loét trong khoang miệng như:
– Thường xuyên ăn các loại đồ ăn cay, nóng: ớt, các loại gia vị chua, cay, các loại hạt, uống nhiều rượu, cà phê… dễ dẫn tới các vết loét, nhiệt miệng.
– Cơ thể thiếu một số chất như: kẽm, vitamin B12, acid folic… cũng là một trong các nguyên nhân gây nhiệt miệng.
– Một số loại vi khuẩn trong miệng gây dị ứng, viêm cũng làm cho miệng bị ở loét, ngoài ra còn có một số loại vi khuẩn khác cũng tăng nguy cơ nhiệt miệng như vi khuẩn gây loét dạ dày.
– Những thay đổi bất thường trong cơ thể như căng thẳng kéo dài, nội tiết tố thay đổi trong thời kỳ kinh nguyệt cũng có thể gây ra các vết nhiệt miệng.
– Thậm chí các vết loét này có thể gây ra do vô tình cắn phải, các va chạm vào răng gây tổn thương, nước bọt và thứ ăn cùng với vi khuẩn sẽ làm vết thương mở rộng, đau rát…
Nguyên nhân gây ra các vết loét nhiệt trong miệng
Khắc phục tình trạng nhiệt miệng
Một số bác sĩ Đông y cũng cho biết, nếu là nhiệt miệng thông thường thì sẽ tự lành sau vài ngày mà không cần điều trị. Nhưng nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài, triệu chứng nghiêm trọng hơn thì cần có các phương pháp điều trị hợp lý.
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sẽ giúp hạn chế các vi khuẩn sinh sôi, đồng thời lấy đi các thức ăn thừa, mảng bám ở trong, hạn chế viêm, phát triển vết loét. Có thể dùng thuốc súc miệng corticosteroid để làm sạch miệng, giúp các vết loét nhanh thu lại. Lưu ý nhỏ khi vệ sinh răng miệng cần nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương thêm cho vết loét, nên dùng các loại bàn chải đánh răng có lông mềm…
– Cần bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là sắt, kẽm, B12… Nhưng đồng thời cũng cần hạn chế ăn đồ cay nong, đồ chiên, nướng…
– Có thể dùng thuốc bôi benzocaine, hydrogen peroxide, fluocinonide để hạn chế nhiệt miệng lan rông, giảm đau rát… thuốc dạng mỡ rất dễ dùng, có thể bôi trực tiếp vào vết tổn thương.
Ngoài ra có thể dùng một số phương pháp chữa nhiệt miệng dân gian nhưng rất hiệu quả như: súc bằng hỗn hợp lô hội, baking soda; hoặc có thể chườm lạnh để giảm sưng, đau. Dùng bã trà túi lọc đắp vào vết thương sẽ giúp giảm đau, kháng viêm rất nhanh.
Nguồn: yduochocvietnam.edu.vn