Danh mục
Trang chủ > Đông Y > Diệp hạ châu và những tác dụng bất ngờ

Diệp hạ châu và những tác dụng bất ngờ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Diệp hạ châu còn gọi là cây chó đẻ, chó đẻ răng cưa. Ở Việt Nam, loại thảo dược này còn có nhiều tên địa phương khác như: Cam kiềm, cỏ trân châu, rút đất, diệp hòa thái,…

 

 

Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của diệp hạ châu mà mọi người cần biết do bác sĩ Y học cổ truyền Tạ Quốc Anh công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp:

Đặc tính chống oxy hóa

Theo nghiên cứu của các chuyên gia lĩnh vực y học cổ truyền, một mẫu chất chiết xuất từ lá diệp hạ châu cho thấy loại thực vậy này có tính năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Chất chống oxy hóa có nhiệm vụ vô hiệu hóa các gốc tự do trong cơ thể có thể gây tổn thương tế bào và bệnh tật.

Đặc tính kháng khuẩn

Theo trang tin tức yduochocvietnam.edu.vn cho biết, chiết xuất diệp hạ châu có khả năng kháng khuẩn chống lại H. pylori. Vi khuẩn H. pylori thường có trong đường tiêu hóa và chúng vô hại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp với số lượng vi khuẩn khổng lồ, chúng có thể gây loét dạ dày, đau bụng và buồn nôn.

Đặc tính chống viêm

Viêm có nguy cơ gây ra nhiều vấn đề trên cơ thể, bao gồm các tình trạng da như bệnh vảy nến hay đau mãn tính. Theo một nghiên cứu trên động vật năm 2017, diệp hạ châu có thể giúp giảm viêm.

Trong nghiên cứu, các chuyên gia đã tiêm carrageenan vào chân sau của chuột để gây viêm. Những con chuột sau đó được điều trị bằng chiết xuất diệp hạ châu. Kết quả, tình trạng viêm đã giảm đáng kể.

Ngăn ngừa lở loét

Những phát hiện từ cùng một nghiên cứu trên động vật năm 2017 cũng cho thấy rằng chiết xuất diệp hạ châu có khả năng ngăn ngừa lở loét. Các chuyên gia cho rằng loại thảo dược này có thể bảo vệ dạ dày bằng cách giảm liều lượng axit tiết ra. Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, từ đó ngăn ngừa tình trạng loét dạ dày.

Hỗ trợ hạ đường huyết

Một đặc tính khác của diệp hạ châu là điều trị đái tháo đường. Theo y sĩ Tạ Quốc Anh hiện đang công tác tại khoa Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết, phần thân trên của thảo dược diệp hạ châu có thể hỗ trợ cơ thể hạn chế lượng đường hấp thụ và cải thiện lưu trữ glucose. Điều này rất có lợi cho việc duy trì lượng đường trong máu.

Ngăn ngừa sỏi thận

Diệp hạ châu còn được biết đến như một phương thuốc chữa sỏi thận. Loại thảo dược này có thể giúp niệu quản thả lỏng để sỏi có thể dễ dàng đi qua. Sau đó, cơ thể sẽ nghiền sỏi để phá vỡ các hòn sỏi xuất hiện trong đường tiết niệu. Đồng thời, nó cũng có thể ngăn sỏi hình thành ngay từ đầu bằng cách không cho các tinh thể hình thành và kết dính lại với nhau.

 

 

Cải thiện sức khỏe gan

Theo một nghiên cứu năm 2017, diệp hạ châu có thể giúp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và xơ vữa động mạch. Cả hai bệnh lý này đều gây kháng insulin. Nghiên cứu cho thấy diệp hạ châu làm giảm sự kháng insulin, đồng thời giảm lượng axit béo trong gan.

Một nghiên cứu năm 2006 trên chuột cũng cho thấy các chất chống oxy hóa trong loại thảo dược này có thể giúp bảo vệ gan khỏi độc tính của acetaminophen.

Hỗ trợ điều trị viêm gan B cấp tính

Diệp hạ châu có thể giúp điều trị tình trạng viêm gan B cấp tính nhờ đặc tính chống virus và bảo vệ gan.

Trong một nghiên cứu năm 2010, 60 người mắc bệnh viêm gan B đã nhận được giả dược và dược phẩm làm từ bảy loại thảo dược, trong đó có 100mg diệp hạ châu. Nhóm thuốc thảo dược được báo cáo lại rằng quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn nhóm giả dược. Tuy nhiên, nó cũng kèm theo tác dụng phụ như đau bụng trên và tiêu chảy.

Dù vậy, diệp hạ châu không thể hỗ trợ chữa viêm gan B mãn tính. Một đánh giá vào năm 2011 đã tiến hành 16 cuộc thử nghiệm ngẫu nhiên trên những người bị viêm gan B mãn tính và không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy diệp hạ châu có khả năng đối phó với bệnh lý này.

Hỗ trợ chống ung thư

Diệp hạ châu có thể giúp ngăn ngừa một số dạng ung thư phổi và vú di căn. Một nghiên cứu trong năm 2011 cho thấy các hoạt chất polyphenol trong thảo dược có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập, di chuyển và bám dính của các tế bào ung thư.

Có thể bạn quan tâm

Dược liệu Tứn khửn có công dụng như thế nào với nam giới?

Dược liệu Tứn khửn, còn được biết đến với tên gọi là “thần dược” của ...